I- Quan hệ giữa Cmax và chỉ số diện tích lá và biện pháp quang hợp II Quan hệ giữa Y KT, YSH và KKT.
6. Nông nghiệp bền vữn g lối đi cho t−ơng lai 1 Đặt vấn đề
6.1. Đặt vấn đề
Suy cho cùng thì mọi hoạt động mang tính nhân bản của nhân loại đều nhằm bồi d−ỡng và hoàn thiện đời sống con ng−ời. Mục đích cuối cùng của sản xuất nông nghiệp cũng vậy, thật là sai lầm khi cho rằng sản xuất nông nghiệp chỉ h−ớng tới năng suất cao và lợi nhuận lớn. Điều đó có nghĩa là nông nghiệp có nhiệm vụ sản xuất l−ơng thực-thực phẩm phục vụ sức khỏe con ng−ời, phục vụ cho sự phát triển hoàn thiện của nhân loại chứ không phải sản xuất ra các nông sản nhiễm độc hóa chất để mang lại lợi nhuận cao cho nông dân, hay phục vụ cho lợi ích của một nhóm ng−ời hay cộng đồng nào đó, nh−ng lại làm ph−ơng hại đến môi tr−ờng và tài nguyên chung của mọi ng−ời, của t−ơng lai.
Trong hoạt động sản xuất phải thấy rằng, chúng ta không chỉ sử dụng tài nguyên của chúng ta, mà chúng ta còn đang vay m−ợn tài nguyên của con cháu chúng ta nữa. Hiện nay những vấn đề về môi tr−ờng đã trở nên mang tính toàn cầu và đ−ợc phân thành hai loại chính: một loại gây ra bởi công nghiệp hóa và các kỹ thuật hiện đại nh− sự mài mòn tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm hóa chất...; loại khác gây ra bởi các lối canh tác phản tự nhiên: phá rừng, xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hóa... Nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới hiện đang phát triển theo hai h−ớng: nông nghiệp năng l−ợng và nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp thâm canh với các giống mới năng suất cao, sử dụng nhiều năng l−ợng hóa thạch (phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, các chất kích thích tăng tr−ởng, v.v...) đã làm cho
con ng−ời phải đối đầu với nhiều tiêu cực về môi tr−ờng: ô nhiễm đất và n−ớc, suy thoái đất, độc canh, đầu t− lớn, sự suy giảm chất l−ợng cuộc sống... Hệ sinh thái nhiệt đới vốn cân bằng một cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các ph−ơng thức canh tác phản tự nhiên. Điều đó đã buộc con ng−ời phải chuyển h−ớng sản xuất nông nghiệp theo h−ớng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng, thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại nh−ng không làm ph−ơng hại đến nhu cầu của các thế hệ t−ơng lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững, và đó cũng là lối đi cho t−ơng lai.
Ph−ơng thức canh tác nào theo đúng đ−ợc các nguyên tắc của thiên nhiên thì sẽ phục hồi đ−ợc độ phì đất và tạo lập đ−ợc sự cân bằng sinh thái, và nh− vậy sẽ đem lại kết quả là năng suất tăng cao và ổn định. Trái lại, lối canh tác phản tự nhiên và chỉ nghĩ đến lợi nhuận tức thời thì sẽ làm đất thoái hóa và mất cân bằng sinh thái nhanh chóng, và về lâu về dài là làm cho sản l−ợng giảm sút.
So với vùng ôn đới thì ở vùng nhiệt đới cả việc phục hồi và thoái hóa đều xảy ra rất nhanh. Nông dân bắt đầu dùng phân hóa học cách đây khoảng 50 năm tại Nhật và một số vùng ôn đới khác. Sau 30 năm thực hiện điều đó, các phản ứng bất lợi và các vấn đề nghiêm trọng khác về môi tr−ờng và tài nguyên bắt đầu xuất hiện. ở vùng nhiệt đới chỉ cần sau 10-15 năm, ở vùng đất cao nhiệt đới, các vấn đề bất lợi nhanh chóng xuất hiện sau 5-7 năm. Vì lẽ đó, vùng nhiệt đới lại càng cần thực hiện nông nghiệp sinh thái. Nói cách khác hệ sinh thái nhiệt đới cân bằng một cách mỏng manh và dễ bị phá hủy hoàn toàn bởi cách canh tác phản tự nhiên.
Thiên nhiên là hoàn hảo. Chính con ng−ời đã làm đảo lộn thiên nhiên và tạo ra các vấn đề và làm cho các vấn đề trở nên xấu hơn. Đất trong rừng tự nhiên không bao giờ đ−ợc cày xới và bón phân nh−ng nó vẫn nhẹ, giàu dinh d−ỡng và tạo ra năng suất rất cao. Đất nông nghiệp đ−ợc nông dân cày xới và bón phân theo từng vụ nh−ng nó vẫn cứng, ít dinh d−ỡng và tạo ra năng suất không cao.
Hiện nay những vấn đề môi tr−ờng (suy thoái sinh thái) đã trở nên rất nghiêm trọng trên toàn cầu và từng vùng. Những vấn đề đó đ−ợc phân thành hai loại chính. Một loại gây ra bởi công nghiệp hóa và cái gọi là kỹ thuật hiện đại, những việc nh−: phá vỡ tầng ôzon, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm hóa học và chất thải, v.v... Loại thứ hai gây ra bởi các lối canh tác phản tự nhiên: phá rừng, xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hóa, v.v... Điểm chung giữa hai loại đó là nó đã không diễn ra theo tự nhiên. Con ng−ời đã tạo ra nó. Vì vậy chỉ cần biến đổi kỹ thuật từ phản tự nhiên thành tự nhiên là đủ. Biến đổi thái độ của chúng ta từ thiên nhiên vì con ng−ời, con ng−ời là chúa tể của tự nhiên thành con ng−ời vì thiên nhiên, con ng−ời là một thành viên bình đẳng của tự nhiên là chủ yếu. Trong khuôn khổ đó, nông nghiệp sinh thái là một trong những tiếp cận chủ yếu để hành động nhằm đi đến một giải pháp th−ờng trực cho các vấn đề môi tr−ờng cũng nh− các vấn đề công nghiệp cả về mặt kỹ thuật lẫn quan niệm.
Điều quan trọng nhất đối với chúng ta là tìm lại đ−ợc ý thức học hỏi thiên nhiên, cảm thấy hạnh phúc đ−ợc sống trong thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên và phát triển ý thức đó qua hành động.
Mặc dù nông nghiệp là nhân tạo nh−ng nó vẫn ở trong thiên nhiên và vì vậy chịu những hạn chế của thiên nhiên. Nông nghiệp sẽ không tồn tại ở bên ngoài các nguyên tắc của thiên nhiên. Lịch sử loài ng−ời đã cho chúng ta biết nhiều nền văn minh đã nổi lên rồi mất đi vì đã sai lầm khi tác động tới thiên nhiên. Nền văn minh đã v−ợt qua cái cày và để lại sa mạc đằng sau. Điều đó đã xảy ra trong quá khứ và
trong hiện tại. Phá rừng và sa mạc hóa là những vấn đề sinh thái nghiêm trọng tại các n−ớc nhiệt đới. Canh tác nông nghiệp không phù hợp sẽ hủy diệt các hệ sinh thái.
Những năm gần đây, việc áp dụng quan điểm của lý thuyết hệ thống trong sản xuất và trong quản lý tài nguyên rất phát triển. Hệ thống nông nghiệp rất phức tạp, nó bao gồm hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế-xã hội.
Phát triển bền vững đ−ợc định nghĩa là: Quản lý và bảo vệ nguồn lực tự nhiên và định h−ớng sự thay đổi công nghệ và thể chế nhằm đảm bảo và đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của con ng−ời trong các thế hệ hiện tại và t−ơng lai. Phát triển bền vững (trong lĩnh vực nông-lâm-ng−) là bảo tồn đất đai, nguồn n−ớc, các nguồn di truyền động-thực vật, là môi tr−ờng không thoái hóa, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và một xã hội chấp nhận đ−ợc (FAO, 1991).
Nh− vậy, để phát triển nông nghiệp lâu bền cần phải:
Đầu tiên và tr−ớc hết, đáp ứng nhu cầu dinh d−ỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và các thế hệ t−ơng lai.
Tạo việc làm bền vững, đủ thu nhập và cải thiện điều kiện sống và làm việc của ng−ời dân ở vùng nông thôn.
Duy trì khả năng sản xuất của các nguồn lực tự nhiên đồng thời với việc bảo vệ môi tr−ờng.
Giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho khu vực nông nghiệp do các nhân tố tự nhiên không thuận lợi, các nhân tố kinh tế-xã hội và các rủi ro khác, và tăng c−ờng tính tự lực.
Để đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp lâu bền, chúng ta phải xem xét sự phát triển ấy trên cả hai ph−ơng diện: bền vững về mặt sinh thái và bền vững về mặt kinh tế- xã hội.