Nông nghiệp trong hệ sinh thái nhiệt đớ

Một phần của tài liệu Chuong 6.pdf (Trang 61 - 62)

I- Quan hệ giữa Cmax và chỉ số diện tích lá và biện pháp quang hợp II Quan hệ giữa Y KT, YSH và KKT.

c) Nông nghiệp trong hệ sinh thái nhiệt đớ

Khí hậu cực đoan và sự phân huỷ nhanh chóng chất hữu cơ diễn ra một cách tích cực trong rừng không hoạt động theo cùng một kiểu nh− chúng xảy ra trong nông nghiệp. Canh tác nông nghiệp bắt đầu bằng việc chặt và khai hoang rừng. Bằng cách đó khoảng 90% tổng chất dinh d−ỡng bị lấy đi khỏi đất, và đất trở nên thiếu chất hữu cơ, mất dần độ phì cũng nh− giảm thiểu khả năng giữ n−ớc và các phẩm chất tốt khác. Hơn nữa ánh sáng gay gắt và nhiệt độ cao tác động trực tiếp vào mặt đất, làm thoái hoá cấu trúc đất. M−a dữ dội làm xói mòn lớp đất mặt vốn màu mỡ...

Hệ sinh thái nhiệt đới rất cực đoan nh−ng sự cân bằng lại cũng rất mỏng manh. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho các nhà nông học và các nhà sinh thái học là phải xây dựng đ−ợc những hệ canh tác thích hợp, có khả năng sử dụng cao các −u

thế của vùng nhiệt đới và giảm thiểu tới mức tối đa các tác động tiêu cực của khí hậu nhiệt đới, sử dụng hợp lý các nguồn lợi. Nếu chúng ta có đ−ợc những hệ sinh thái nông nghiệp thích ứng với điều kiện ở đây, thì các hệ sinh thái này cho năng suất và sản l−ợng cao hơn nhiều so với các hệ sinh thái nông nghiệp ôn đới.

8.4. Các vấn đề xảy ra với hệ canh tác không hợp lý

Độc canh và canh tác liên tục là trái với tự nhiên xét trên quan điểm sinh thái học. Những hệ canh tác này dễ làm bùng nổ dịch hại và làm suy thoái đất.

a) Độc canh

Độc canh là hiện t−ợng chỉ trồng một hay rất ít loài (hay giống) trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Thực ra thì những nông dân giầu kinh nghiệm cũng đã biết là độc canh có rủi ro lớn, dễ bị mất mùa vì thiên tai và dịch bệnh. Nh−ng trong nhiều tr−ờng hợp họ vẫn phải làm vì sức ép phải nuôi sống gia đình trong thời gian tr−ớc mắt, hoặc do thiếu vốn, thiếu t− liệu sản xuất. Hiện nay do có nhiều phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực cao và nhanh, nên nhiều ng−ời đã canh tác độc canh với các giống mới năng suất cao nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá tức thời.

Những hậu quả tiêu cực chủ yếu của độc canh là: Dịch bệnh dễ gây hại khi chỉ trồng trọt một loài cây.

Giảm sút tài nguyên di truyền. Nhiều ng−ời đã lãng quên các giống bản địa vốn rất quan trọng trong duy trì tính đa dạng di truyền, và ng−ời ta chỉ còn biết đến các giống lai năng suất cao.

Rủi ro kinh tế lớn. Chỉ trồng một loài cây, dễ bị thiên tai hay sâu bệnh làm cho mất mùa hoàn toàn. Ngay cả khi đ−ợc mùa thì giá cả của loại nông sản đó rất dễ bị giảm thấp do v−ợt quá nhu cầu của thị tr−ờng. Độc canh ch−a bao giờ làm kinh tế nông hộ ổn định.

Một phần của tài liệu Chuong 6.pdf (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)