Tích cực sử dụng phân trộn (phân rác)

Một phần của tài liệu Chuong 6.pdf (Trang 57 - 58)

I- Quan hệ giữa Cmax và chỉ số diện tích lá và biện pháp quang hợp II Quan hệ giữa Y KT, YSH và KKT.

d)Tích cực sử dụng phân trộn (phân rác)

Trộn phân (compốt) là cách làm phổ biến nhất để cải thiện độ phì của đất. Trộn các nguyên liệu hữu cơ khác nhau (tỷ lệ C/N khác nhau, t−ơi và khô, cỏ, đất...) giúp cho sự phân huỷ và sau khi phân huỷ hoàn toàn thì sử dụng làm phân bón. Mục đích chính là biến đổi chất hữu cơ thô thành mùn.

So với phân xanh và lớp phủ, phân trộn đ−ợc sử dụng nhanh hơn. Nguyên liệu hữu cơ đã đ−ợc phân huỷ tr−ớc và ở dạng mùn hợp với cây. Phân trộn là loại phân sạch nên đất cũng sạch. Ưu điểm nữa là dùng nguyên liệu sắn có ngay tại chỗ và dùng cả rác thải. Nh−ợc điểm là cần nhiều chất hữu cơ trong khi không phải ở vùng nông thôn nào cũng sẵn rác thải là chất hữu cơ. Trong quá trình trộn phân, một số chất dinh d−ỡng bị mất do nắng nóng, m−a và gió. Ng−ời ta th−ờng đặt hố trộn d−ới tán cây hay có mái che và trộn đảo sao cho phân có thể dùng sau 3 tháng. Quá trình xử lý phân trộn khá vất vả: thu nhặt, trộn, đảo...

e) Trồng cây và cỏ dọc đờng ranh giới

Đ−ờng ranh giới giữa các đơn vị sản xuất nông nghiệp là nguồn tài nguyên có thể sinh lợi. Ưu điểm của biện pháp này là kiểm tra đ−ợc sự xói mòn của dất. M−a to không những làm cuốn trôi chỗ đất mặt mà còn làm sụt lở vùng ranh giới. Rễ cây và rễ cỏ giữ chặt đất làm cho vùng ranh giới không bị rửa trôi, sụt lở. Cây to còn ngăn gió, bảo vệ cây trồng phía trong. Vùng ranh giới cũng là nơi sản xuất chất hữu cơ để bồi d−ỡng đất. Cây lâu năm sử dụng ánh sáng mặt trời quanh năm, và có khả năng huy động dinh d−ỡng từ các tầng đất sâu, đồng thời sản xuất sinh khối lớn hơn cây hàng năm. Cỏ ven đ−ờng dùng cho gia súc, cây làm củi đun...

Cây, cỏ ở đây còn có ý nghĩa quan trọng trong cân bằng sinh thái, tăng tính đa dạng của thực vật, tạo nơi sống cho động vật có ích (chim, nhện, ếch nhái...). Ng−ời ta ít trồng cây to trong v−ờn vì tốn diện tích, che ánh sáng cây hàng năm; vì thế ở những khu ranh giới có thể trồng cây to đa mục đích: tạo bóng mát, lấy gỗ, lấy thực phẩm, lấy phân xanh, lấy củi...

Đứng trên quan điểm NNBV, có thể thấy có mấy h−ớng sử dụng với các loại “đất có vấn đề” nh− sau:

Đất dốc vùng đồi núi: Tuỳ theo độ dốc, tầng dầy, mức độ lẫn đá, độ phì và các chỉ tiêu thổ nh−ỡng nông hoá khác mà chọn các loại cây trồng cho phù hợp, chú

ý dến ý nghĩa bảo vệ và cải tạo đất (trồng rừng, trồng cây nông nghiệp lâu năm (nh− chè, cà phê, cao su, cây ăn quả...), cây d−ợc liệu. áp dụng hệ thống các biện pháp kỹ thuật chống rửa trôi, xói mòn, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất.

Đất úng trũng: Nếu việc tiêu n−ớc ở đó quá tốn kém, cần chuyển h−ớng sản xuất phù hợp với điều kiện ngập úng nh− trồng trọt kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, mở mang nghề phụ...

Đất mặn ven biển: Tận dụng tiềm năng n−ớc lợ, n−ớc mặn, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn và −u tiên các loại cây trồng chịu mặn (cói) và phát triển nghề phụ.

Đất phèn: Nâng cao tính đa dạng sinh học trong canh tác và sử dụng đất: trồng rừng (tràm, so đũa, bần...), nuôi cá, tôm và các nguồn lợi sinh học khác.

7.

Một phần của tài liệu Chuong 6.pdf (Trang 57 - 58)