Canh tác liên tục

Một phần của tài liệu Chuong 6.pdf (Trang 62 - 63)

I- Quan hệ giữa Cmax và chỉ số diện tích lá và biện pháp quang hợp II Quan hệ giữa Y KT, YSH và KKT.

b)Canh tác liên tục

Canh tác liên tục có nghĩa là một số loài cây nhất định đ−ợc gây trồng trên cùng một mảnh đất hàng năm hoặc theo mùa liên tục. Những khó khăn th−ờng gặp là:

Làm mất cân bằng dinh d−ỡng đất, cụ thể là làm thiếu chất dinh d−ỡng, nhất là các nguyên tố vi l−ợng, ví dụ ở nhiều ruộng lúa miền Bác th−ờng bị thiếu kẽm và l−u huỳnh. Nguyên nhân là việc canh tác liên tục cùng một loại cây đòi hỏi những chất dinh d−ỡng nh− nhau liên tục, trong khi việc sử dụng phân hoá học chỉ cung cấp đ−ợc một số nguyên tố đa l−ợng hay vi l−ợng nào đó. Để khắc phục, nhất thiết phải tiến hành luân canh và bón phân hữu cơ cho đất.

Dịch bệnh. Vùng quanh rễ cây rất đặc biệt và khác hẳn so với các nơi khác trong đất về mặt hoạt động của vi sinh vật. Th−ờng các vi sinh vật hoạt động mạnh ở vùng rễ do có nhiều chất tiết ra từ rễ. Mỗi vùng quanh rễ của một loài hay giống cây đều có những điều kiện riêng biệt cho những vi sinh vật đặc biệt. Thí dụ, vùng quanh rễ cây cà chua th−ờng thuận lợi cho việc phát triển giun tròn (tuyến trùng) gây hại, còn của cây cốc nh− cây ngô lại hầu nh− không có. Do vậy, nếu cứ canh tác liên tục thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số sinh vật gây hại phát triển, và do đó rất dễ làm nảy sinh các bệnh đặc biệt.

8.5. Cải tiến hệ thống canh tác

Để giải quyết các khó khăn về dịch bệnh và mất cân đối dinh d−ỡng, cần áp dụng những hệ thống canh tác thay thế, nhất thiết không nên độc canh. Một số hệ thống thay thế nằm ngay trong các ph−ơng thức canh tác cổ truyền nh− vừa đề cập ở trên, nh− là canh tác nhiều loài (đa canh), luân canh, canh tác kết hợp...

Để thực hiện một hệ thống canh tác thay thế, cần hiểu rõ về phân loại cây trồng. Tất cả các loại cây trồng đều đã đ−ợc phân loại theo những đặc tính thực vật học, nh−ng cách phân loại này không mấy dễ hiểu với nông dân. Với nông dân, ng−ời ta th−ờng phân loại theo mùa vụ hay mục đích sử dụng, ví dụ: cây l−ơng thực (cây cốc), cây họ đậu, cây rau, cây ăn củ...

Một phần của tài liệu Chuong 6.pdf (Trang 62 - 63)