Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại LVB Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 29 - 36)

2.3.2.1 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn luôn là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu để giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải. Và từ những đánh giá này mà các nhà quản trị có thể xác định được những biện pháp thích hợp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách hiệu quả.

Bảng 2.3: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đơn vị: triệu USD

Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Dư nợ tín dụng 36,6 41,5 51,4 Nợ quá hạn 2,615 1,787 0,759 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 7,14% 4,3% 1,47%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2009)

Bảng số liệu cho ta cái nhìn khả quan về tình hình nợ quá hạn của chi nhánh. Năm 2007, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động trong đó có nhiều yếu tố tác động ngoài dự kiến như giá cả tăng nhanh, dịch bệnh, thiên tai diễn

ra liên tục,…Đặc biệt, giá xăng dầu, vàng, Dolla Mỹ và một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu biến động phức tạp ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó năm 2007 cũng là năm đầu tiên mà Việt Nam có những thay đổi về cơ chế chính sáchtrong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO đòi hỏi các NHTM phải có những đổi mới quyết liệt hơn nữa nhằm tiệm cận gần hơn nữa với những tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế. Đồng thời, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh vì những cản trở về mạng lưới, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng,…Do những nguyên nhân trên mà trong tổng dư nợ tín dụng là 36,6 triệu USD quy đổi thì nợ quá hạn chiếm 7,14% tương đương 2,615 triệu USD quy đổi. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với hoạt động chung của ngân hàng thương mại.

Môi trường kinh doanh trong nước năm 2008 có những biến động hết sức phức tạp trong điều kiện kinh tế thế giới được cho là đã rơi vào trạng thái khủng hoảng. Trước những thách thức to lớn đó, TW Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã áp dụng nhiều gói giải pháp linh hoạt, mạnh mẽ. Mặc dù còn nhiều bất cập nhưng về cơ bản các giải pháp đã mang lại kết quả tích cực giúp đưa đất nước vượt ra khỏi tình trạng lạm phát tăng cao và giảm thiểu những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tận dụng những điều kiện và ưu đãi đó, năm 2008 nợ quá hạn của Chi nhánh chỉ là 1,787 triệu USD quy đổi, chiếm 4,3% tổng dư nợ, giảm 31, 66% so với năm 2007.

Năm 2009 là năm Việt Nam khắc phục những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tháng 2/2009, Chính phủ bắt đầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm. Đây cũng là hoạt động nổi bật của các ngân hàng trong năm 2009. Ngân hàng đón chính sách hỗ trợ lãi suất hồ hởi, nhưng triển khai thận trọng. Đây là chính sách chưa có trong tiền lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn). Do vậy, nợ quá hạn của Chi nhánh giảm đáng kể chỉ còn 0,759 triệu USD quy đổi, chiếm 1,47% tổng dư nợ - một tỷ lệ khá an toàn cho hoạt động ngân hàng.

2.3.2.2 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được coi là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng chính xác nhất. Khi tỷ lệ này tăng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của ngân hàng

trở nên xấu đi, và ngược lại tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng có chất lượng cao.Tình hình nợ xấu của Chi nhánh được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây

Bảng 2.4: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng

Đơn vị: triệu USD

Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Dư nợ tín dụng 36,6 41,5 51,4 Nợ xấu 5,23 3,276 1,88 Tỷ lệ nợ xấu (%) 14,3% 7,89% 3,65%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2009)

Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng, tình hình nợ xấu của Chi nhánh dần dần được cải thiện. Đến 31/12/2007, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh là 5,23 triệu USD quy đổi, chiếm 14,3% tổng dư nợ. Trong năm 2008, bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ ở mức hợp lý, Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hoạt động tín dụng bằng nhiều biện pháp quyết liệt. Chính vì vậy, Chi nhánh đã thu hồi được 26,7 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 32% tổng số nợ xấu tại thời điểm đầu năm, qua đó giảm tỷ lệ nợ xấu từ 14,3% thời điểm đầu năm xuống dưới 8%/tổng dư nợ đến cuối năm 2008, bằng mức kế hoạch mà Hội Sở chính giao; số lãi dự thu giảm mạnh ở thời điểm cuối năm, chỉ còn hơn 4,8 tỷ đồng, chiếm 3,6%/ tổng doanh thu và chiếm 5,6%/ tổng thu lãi cho vay của Chi nhánh. Sang năm 2009 Chi nhánh đã thu được 2,13 tỷ đồng nợ xấu (tương đương 119 ngàn USD quy đổi), tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2009 là 1,88 triệu USD quy đổi, chiếm 3,65%/ tổng dư nợ (thời điểm cuối năm 2008 là 7,89%).

Biểu đồ 2.2 : Nợ xấu tại LVB Chi nhánh Hà Nội 2007 – 2009

5.23 3.276 3.276 1.88 0 1 2 3 4 5 6 2007 2008 2009 Nợ xấu 2.3.2.3 Trích lập dự phòng rủi ro Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định:

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức:

R = max {0, (A – C)}x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Giá trị của tài sản đảm bảo (C) được xác định dựa trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng được quy định với:

- Giá trị thị trường của vàng;

- Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc và các loại giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng;

- Giá trị thị trường của chứng khoán doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng khác;

- Giá trị của tài sản đảm bảo là động sản, bất động sản và các tài sản đảm bảo khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.

Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản đảm bảo được quy định:

Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ tối đa (%)

Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng

100%

Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng.

95%

Trái phiếu Chính phủ:

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm - Có thời hạn còn lại trên 5 năm

95% 85% 80% Thương phiếu , giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng khác 75%

Chứng khoán của doanh nghiệp 65% Bất động sản (bao gồm: nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp và/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp)

50%

Các loại tài sản đảm bảo khác 30%

(Nguồn: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN)

Đối với các khoản cho thuê tài chính, tài sản cho thuê được tính là tài sản đảm bảo.

Áp dụng quyết định 493 vào công tác trích lập quỹ dự phòng rủi ro của mình, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng lưu ý.

Bảng 2.5: Trích lập dự phòng rủi ro Đơn vị: tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Trích lập dự phòng 24,3 39,5 23,9 Dự phòng chung 1,62 4,5 2,66 Dự phòng cụ thể 22,7 35 21,23 Tỷ lệ quỹ trích lập dự phòng /tổng dư nợ (%) 4,15% 5,46% 2,58%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2009)

Bảng số liệu cho ta thấy những thay đổi trong việc trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh. Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đến ngày 31/12/2007 đạt 24,3 tỷ đồng (tương đương 1,52 triệu USD quy đổi) trong đó dự phòng chung đạt 1,62 tỷ đồng (tương đương 100 ngàn USD quy đổi), dự phòng cụ thể là 22,7 tỷ đồng (tương đương 1,42 triệu USD quy đổi).

Năm 2008 đi qua với những biến động hết sức phức tạp của thị trường tài chính do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thị trường tín dụng với bất ổn về lãi suất đã rơi vào trạng thái căng thẳng với mức lãi suất cho vay lên tới trên 25%, mức mà khó có người đi vay nào có thể chấp nhận được. Do đó, vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, thị trường bất động sản đóng băng. Cùng với giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, lãi suất cao, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư trong trạng thái chờ phá sản, điển hình như các hãng đóng tàu nhỏ, các doanh nghiệp bất động sản và xây lắp… Hệ quả là sản xuất kinh doanh có nguy cơ bị suy giảm, chất lượng tín dụng và tình hình tài chính nói chung của các ngân hàng ở mức thấp nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Chính vì những bất ổn của thị trường tài chính trong nước và quốc tế nên năm 2008 quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đã được tăng lên 39,5 tỷ đồng (tương đương 2,27 triệu USD quy đổi), trong đó: dự phòng chung là 4,5 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 35 tỷ đồng; đưa tỷ lệ quỹ dự phòng trên tổng dư nợ lên 5,46%, và chiếm 6,8%/dư nợ thương mại. Như vậy, trong năm 2008 Chi nhánh đã hoàn thành việc trích đầy đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đáy của cuộc khung hoảng kinh tế Việt Nam rơi vào Quý I/2009 khi tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,1%, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua; các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu... đồng loạt gặp khó khăn, rơi vào trì trệ... Tuy nhiên, sau giai đoạn này, nhờ hàng loạt các giải pháp kích thích kinh tế của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất; miễn, giảm, hoãn thuế với rất nhiều hàng hoá, dịch vụ; nới lỏng chính sách tiền tệ..., kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển nhanh chóng, dần ổn định và phục hồi nhanh chóng. Điều này đã tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn). Do vậy, trong năm 2009 Chi nhánh đã trích được 402 nghìn USD dự phòng rủi ro, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sau khi thực hiện xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro, số dư Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đến 31/12/2008 đạt 23,9 tỷ đồng (tương đương 1,33 triệu USD quy đổi), trong đó: dự phòng chung là 2,66 tỷ đồng ; dự phòng

cụ thể là 21,23 tỷ đồng ; chiếm 2,58% trên tổng dư nợ.

Qua phân tích trên có thể nhận thấy rằng Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ và khá tốt việc trích lập dự phòng rủi ro. Đây chính là điều kiên thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng quy mô tín dụng và hạn chế được những rủi ro tín dụng có thể xảyra.

Biểu đồ 2.3: Quỹ dự phòng rủi ro của LVB Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w