Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 38 - 42)

Đơn vị: Triệu VND 24

2.4.2Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế

Thứ nhất: Chi nhánh chưa có chiến lược lâu dài về hoạt động tín dụng. Công tác tín dụng vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục: chất lượng tín dụng chưa cao, số lượng khách hàng vay vốn còn ít, cơ cấu khách hàng còn nhiều bất cập.

Thứ hai: Hoạt động tín dụng còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng. Chưa có chiến lược, chính sách dài hạn và đồng bộ nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

của các đơn vị có nợ xấu, nợ quá hạn tại Chi nhánh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên số lượng nợ xấu, nợ quá hạn và lãi treo còn nhiều dẫn đến sức ép trích dự phòng rủi ro cụ thể lớn, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Mặc dù Chi nhánh đã rất nỗ lực trong công tác thu hồi nợ, tuy nhiên do tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn gay gắt dẫn đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng, vì vậy công tác xử lý nợ tại Chi nhánh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu (3,65%/tổng dư nợ) vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, công tác thu nợ gốc ngoại bảng và lãi treo vẫn còn hạn chế.

Thứ tư:Nguồn thông tin mà ngân hàng cần để đánh giá, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lượng không cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí cho hoạt động này rất ít hoặc không có.

Thứ năm: Công tác maketing ngân hàng chưa thực hiện tốt, đặc biệt là còn gặp nhiều khó khăn do NHNN quy định Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa được phép mở phòng giao dịch hay mở thêm chi nhánh, do vậy vẫn còn những hạn chế khiến cho uy tín cũng như tên tuổi của chi nhánh LVB Hà Nội vẫn chưa được đông đảo khách hàng biết đến.

Thứ sáu: Trình độ chuyên môn của cán bộ còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, hăng hái học hỏi nhưng còn thiếu kinh nghiệm, không lường hết được rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng vẫn còn chưa được thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lượng, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn.

Thứ bảy: Chi nhánh LVB Hà Nội vẫn chưa có cơ chế khuyến khích về tài chính, động viên cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó chi nhánh cần có một cơ chế trách nhiệm cụ thể. Cơ chế thưởng phạt chưa rõ ràng làm giảm động lực làm việc của cán bộ tín dụng.

Thứ tám: Cho vay có tài sản đảm bảo của Chi nhánh còn chưa thực sự phát triển. Công tác thẩm định tài sản, đánh giá tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, đồng

thời công tác giám sát tài sản đảm bảo sau khi cho vay còn chưa tốt nên chưa tạo điều kiện cho việc mở rộng cho vay.

2.4.2.2 Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

• Môi trường kinh doanh có nhiều bất lợi

- Sự biến động mạnh của nền kinh tế thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá các nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (xuất phát từ tín dụng nhà đất) làm cho các doanh nghiệp liên tiếp lâm vào tính trạng khó khăn, khi mất thị trường tiêu thụ, phải gia tăng giá để bù chi phí dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán, có thể bị phá sản,…điều này đã gây tâm lí lo ngại cho ngân hàng và dè chừng cho vay của cán bộ tín dụng trong chi nhánh.

- Ngoài ra trong những năm qua, nước ta thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, bão lụt…ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhân dân, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một nguyên nhân rất lớn có thể gây ra rủi ro tín dụng.

- Hệ thống pháp luật còn chồng chéo và thiếu chặt chẽ, nhiều điểm bất hợp lý, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng tài chính. Nhiều cơ chế, chính sách còn nhiêu khê làm chậm đà phát triển kinh tế, khó khăn trong việc áp dụng, do vậy dẫn đến những bất cập trong ban hành và thực hiện tại Chi nhánh.

• Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Năng lực khách hàng còn nhiều hạn chế: hơn 20 năm đổi mới đi qua, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, nhưng nhìn chung nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vì thế cũng đứng trong tình trạng chung của nền kinh tế là thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua hai nước Việt Nam và Lào, lại là hai thị trường còn nhiều khó khăn, do vậy năng lực tài chính còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu ngày càng cao của

việc hạn chế rủi ro tín dụng.

- Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp khách hàng không minh bạch, còn có tình trạng làm giả báo cáo cho đẹp để lừa cán bộ tín dụng, gây khó khăn cho việc thẩm định định giá doanh nghiệp để xét duyệt cho vay. Ngoài ra, một số khách hàng cố tình chây ì, bất hợp tác trong việc trả nợ.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác thu thập thông tin thường dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài. Nhưng nhiều khi công tác này chưa tốt, dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng. Khâu xét duyệt cho vay và quản lý vốn vay chưa tốt, thiếu thống tin trung thực cần thiết về tình trạng nợ, hiệu quả cũng như năng lực kinh doanh của khách hàng.

- Công tác đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị lẫn tính pháp lý của tài sản đôi khi chưa được chính xác. Đa số, cán bộ tín dụng ở chi nhánh thường đánh giá tài sản thế chấp theo cảm tính, đôi khi có tham khảo thêm thông tin giá thị trường thời điểm hiện tại, nhưng không có những dự báo lường trước được biến động giá trị tài sản vào thời điểm tương lai. Vì vậy, khi phát sinh nợ có vấn đề giá trị thanh lý của tài sản thế chấp nhỏ hơn rất nhiều so với cam kết trên hợp đồng tín dụng.

- Công tác kiểm tra, giám sát khi cho vay đôi khi còn mang tính hình thức. Đôi khi, với các khách hàng có quan hệ lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng mà bỏ qua chế độ kiểm tra định kì. Vì vậy đã không phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây ra những khoản nợ quá hạn.

- Trình độ của cán bộ tín dụng còn bị hạn chế do đó không có khả năng phân tích, thẩm định dự án một cách chặt chẽ có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, tạo nên rủi ro tín dụng cho chi nhánh.

- Việc bám sát doanh nghiệp của các cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế không nắm sát được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, xảy ra rủi ro mới phát hiện, nên phải

tiến hành khắc phục chứ không thể phòng ngừa rủi ro được nữa.

- Công tác Marketing của Chi nhánh còn yếu. Hoạt động trên thị trường Việt Nam với tư cách là Chi nhánh của một ngân hàng nước ngoài, do vậy Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn trong công tác marketing vì theo quy định của NHNN Việt Nam Chi nhánh bị hạn chế về mạng lưới các kênh cung cấp sản phẩm truyền thống ( số lượng phòng giao dịch, chi nhánh). Bên cạnh đó, bản thân chi nhánh cũng chưa thực sự chú trọng đến hoạt động marketing, chưa thực sự thu hút được khách hàng đến với chi nhánh.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 38 - 42)