Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 47 - 49)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.1Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng

Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro.

- Thu thập thông tin về khách hàng: đây là việc làm quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Hiện nay việc khai thác thông tin

khách hàng vẫn chủ yếu dựa vào những báo cáo của khách hàng, do khách hàng tự lập mà không có sự xác nhận hay chứng minh của các cơ quan chức năng về tính trung thực của báo cáo. Do vậy đối với cán bộ ngân hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ phía khách hàng cần thu thập thông tin từ các đối tác của khách hàng, những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam (CIC),…để có được thông tin đầy đủ nhất về khách hàng. Đối với Chi nhánh, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thực hiện việc xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Lào, do vậy còn có thể tìm thông tin khách hàng qua tham tán hoặc đại sứ quán ở cả hai nước.

Nguồn thông tin đầu tiên mà cán bộ tín dụng thu thập được, chính là nguồn thông tin từ bộ hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp thông qua các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay tính chính xác của các thông tin này thường không đảm bảo. Do đó, cán bộ tín dụng cần phải thu thập thêm các thông tin thông qua việc gặp gỡ trực tiếp khách hàng bằng các hình thức như: phỏng vấn trực tiếp, tham quan nhà xưởng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc và người lao động, xem xét vật thế chấp,… có thể giúp cán bộ ngân hàng loại trừ được các báo cáo ma, cảm nhận được cái đang diễn ra. Thêm vào đó, cán bộ tín dụng được phân công nhiệm vụ thẩm định đối tượng khách hàng nào thì cần phải có hiểu biết về hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của khách hàng đó để tăng tính chính xác và hiệu quả trong thông tin thẩm định.

Ngoài hai nguồn thông tin trên, cán bộ tín dụng có thể có được các thông tin về khách hàng của mình từ các ngân hàng khác đã có quan hệ với người vay, những doanh nghiệp có quan hệ với doanh nghiệp xin vay, đặc biệt là các doanh nghiệp bán nguyên liệu, và những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của người vay. Qua việc tìm hiểu hoặc kiểm tra số liệu từ các doanh nghiệp này, có thể cho thấy được khá nhiều vấn đề từ thanh toán, chất lượng, số lượng sản phẩm cho tới độ tin cậy hay uy tín của doanh nghiệp xin vay; những người làm công tác cho vay cũng nên quan tâm đến nguồn thông tin từ trung tâm phòng ngừa và xử lí rủi ro của Ngân hàng, từ trung tâm

thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài những thông tin này thì cán bộ tín dụng cũng nên chú ý thường xuyên cập nhật thông tin từ báo chí. Đây là nguồn thông tin bổ sung, hoàn thiện cho hệ thống thông tin tín dụng. Báo chí thực hiện chức năng cung cấp thông tin khách quan cho công chúng nên đã phản ánh đầy đủ những sự kiện, vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội. Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn, cán bộ tín dụng có thể đánh giá khách hàng đúng với thực chất vốn có.

Như vậy, công tác thu thập thông tin rất phức tạp. Vì vậy, ngân hàng nên thiết lập một bộ phận thông tin tín dụng cho riêng mình. Việc này không chỉ làm tốt cho khâu thẩm định mà giúp ích cho cả quá trình cho vay của Ngân hàng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác cho vay.

- Thu thập thông tin về thị trường: khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng thì bên cạnh việc tìm kiếm, khai thác thông tin về khách hàng cán bộ tín dụng phải khai thác những thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá của sản phẩm, về tài sản đảm bảo,…

- Phân tích thông tin: sau khi thu thập thông tin, cán bộ tín dụng phải sàng lọc các nguồn thông tin để phân tích, đánh giá khách hàng về khả năng tài chính, khả năng trả nợ khoản vay,…trên cơ sở đó để có thể đưa ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 47 - 49)