Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 49 - 51)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.2Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là những bước bắt buộc để ngân hàng có thể cho vay một cách hiệu quả và an toàn. Do vậy trong khi thực hiện quy trình cần phải tuân thủ đúng trình tự các bước, không thể coi nhẹ. Việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn.

- Kiểm tra trước khi cho vay: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng phải thẩm định các yếu tố cần và đủ của khách hàng. Cụ thể là điều kiện cần mục đích sử dụng vốn rõ ràng, hiệu quả kinh doanh của dự án khả thi, đủ tất cả các điều kiện được quy định trong quy chế cho vay của Ngân hàng LVB ban hành. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng phải hết sức chú ý đến bộ hồ sơ pháp lý của khách hàng để tránh những rủi ro đạo đức xảy ra trong những trường hợp doanh nghiệp ma

hay ban quản lý doanh nghiệp cố tình mượn danh nghĩa công ty cổ phần để vay vốn mà chưa có sự biểu quyết của cổ đông vì những mục đích cá nhân. Trên thực tế, một số cán bộ thẩm định chỉ chú ý đến hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay vốn xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp, chỉ qua loa trong khâu kiểm tra bộ hồ sơ pháp lý. Do vậy, kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay,…

- Kiểm tra trong khi cho vay: giúp cán bộ tín dụng cho vay đúng đối tượng, đúng nhu cầu vay của khách hàng. Việc kiểm tra phải dựa trên các báo cáo tài chính, các hợp đồng kinh tế,…

- Kiểm tra sau khi cho vay: sau khi giải ngân cán bộ tín dụng phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vây đúng mục đích hay không, thường xuyên kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh tình trạng khách hàng. Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát, giám sát khoản vay, nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động của khách hàng để biết chắc chắn rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Cần phân biệt rõ chức năng, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.

Có kế hoạch kiểm tra, khảo sát khách hàng vay vốn để nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo đó, đối với khách hàng cá nhân, có thể từ 15-20 ngày cán bộ tín dụng đi thực tế để kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay ( nhất là đối với khoản vay mà tài sản đảm bảo nợ vay là hàng hóa). Đối với khách hàng doanh nghiệp, tùy theo phương thức, hình thức vay vốn mà ngân hàng có biện pháp kiểm tra cụ thể (căn cứ theo hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh tế của khách hàng, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hợp đồng bảo lãnh, cam kết thanh toán,…) nhằm phát hiện kịp thời hành vi gian lận, thiếu minh bạch của khách hàng vay để có biện pháp xử lý nợ hiệu quả, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn. Chi nhánh có thể giám sát khách hàng vay vốn, theo dõi rủi ro có thể xảy ra bằng các hình thức như sau:

• Kiểm tra thường xuyên đánh giá tài sản thế chấp theo giá trị, hiện vật ở thời điểm hiện tại.

• Theo dõi tình hình chung của ngành mà doanh nghiệp vay vốn đang hoạt động

• Kiểm tra các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác, thông tin từ bạn hàng cũng như khách hàng của doanh nghiệp….

Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát khách hàng, chi nhánh cũng cần chú ý công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

Ngoài ra trong quá trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, có thể định kỳ hoặc đột xuất để cácn bộ tín dụng có thể đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 49 - 51)