Định hướng và các giải pháp giai đoạn 2010

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 44 - 47)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.1.2 Định hướng và các giải pháp giai đoạn 2010

a. Nhiệm vụ chính giai đoạn tới

- Tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao. Đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam và Lào, thông qua: cung cấp các dịch vụ chuyển tiền viện trợ, đầu tư; đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam – Lào; tích cực đẩy mạnh lưu thông tiền tệ giữa hai đồng tiền VND, LAK, không ngừng khuyến khích, nâng cao tỷ trọng thanh toán bằng VND, LAK thay cho các ngoại tệ khác.

quan hệ Lào - Việt; tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Tập trung năng lực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường đóng góp ngân sách nhà nước:

+ Phát triển nền vốn vững chắc, tối ưu hoá khả năng tự tài trợ cho danh mục tài sản có bằng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư;

+ Tạo dựng được hệ thống quản lý và cung ứng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tiến tiến hướng tới mô hình Corporate Banking hiện đại;

+ Tập trung cung cấp hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói cho khách hàng tổ chức;

+ Có được nền khách hàng vững chắc, phát triển ổn định;

+ Giành được thị phần chủ đạo trên khu vực thị trường Miền Bắc đối với thị trường dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào, đặc biệt là lĩnh vực viện trợ và đầu tư.

b. Các định hướng kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012:

Đẩy mạnh phát triển thị trường - khách hàng doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh Lào-Việt:

Từ nay đến 2012 tiếp tục củng cố và phát triển các phân khúc thị trường các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại Việt – Lào; nhóm khách hàng thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trực tiếp từ Việt Nam sang Lào; tập trung tiếp thị mở rộng khách hàng doanh nghiệp khác theo hướng đa dạng nghành nghề.

Đa dạng hoá sản và nâng cao chất lượng phẩm phẩm dịch vụ:

Trước hết, tập trung năng lực thực hiện các nhiệm vụ là cầu nối thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tiền tệ, chuyển đổi LAK và VND, đa dạng hoá các hình thức thu mua, kinh doanh; nâng cao năng lực công nghệ, hệ thống thanh toán, năng lực cán bộ nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước; Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bền vững cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lượng tín dụng, đưa các chỉ số an toàn tiến tới các chuẩn mực tài chính quốc

tế;

Thứ hai, triển khai và liên tục đẩy mạnh dịch vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn tài chính; dịch vụ tư vấn giải pháp kinh doanh tổng thể bao gồm tư vấn thị trường, tư vấn luật pháp, tư vấn dự án, tư vấn quản lý tài chính, tư vấn quản lý tài sản, tư vấn đầu tư,…

Thứ ba, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ:

Gia tăng tối đa giá trị dành cho khách hàng và giảm tối đa chi phí. Theo đó, chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh. Chiến lược chất lượng từ nay đến 2012 sẽ là: Mở rộng tối ưu tổng tài sản, phát triển khách hàng nhằm phát huy lợi thế nhờ quy mô, tối thiểu hoá chi phí, dần giảm bớt cạnh tranh về giá; Nâng cao các hoạt động trọng tâm như tư vấn quản lý, tư vấn thị trường; cải tiến năng lực nhân sự, tạo dựng một phong cách văn hoá giao dịch chuyên nghiệp – thân thiện; nâng cao trình độ công nghệ nhằm gia tăng tính chính xác, an toàn, thuận tiện, tốc độ xử lý nhu cầu nhanh chóng; Nâng cao năng lực thanh khoản, đảm bảo an toàn thanh khoản và sẵn sàng cung cấp dịch vụ trọn gói.

Hướng tới phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử - eBanking:

Từ nay đến 2012, Chi nhánh sẽ chủ động đồng thời có đề xuất với Tổng giám đốc thực hiện bước chuẩn bị cần thiết nhằm phát triển hệ thống ngân hàng điện tử với ba trụ cột chính:

- Hoạt động nội bộ của NH được điện tử hoá gọi tắt là khía cạnh nội bộ (Internal-E.Bank). LVB cần tập trung hoàn thiện hệ thống phần mềm lõi SmartBank theo mô hình của một hệ quản lý nguồn lực tổng hợp gọi tắt ERP – Enterprise Resouces Planning;

- Quan hệ giữa LVB với các đối tác, nhà cung ứng dịch vụ gọi tắt là khía cạnh liên tổ chức (Inter-E.Bank). Tương ứng với trụ cột thứ hai này LVB cần phải hoàn thiện và phát triển phân hệ quản lý quan hệ nhà cung cấp (SRM – Supplier Relationship Management).

- Trụ cột thứ ba là quan hệ giữa LVB với những khách hàng sử dụng dịch vụ được điện tử hoá (E.Banking Service). Biểu hiện của điện tử hoá mối quan hệ giữa LVB và khách hàng chính là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM – Customer

Relationship Management.

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng danh mục tài sản có:

- Tập trung cải thiện chất lượng tín dụng trên cơ sở tổ chức lại hệ thống cấp tín dụng theo hướng tách biệt giữa bán hàng và thẩm định cũng như khâu kiểm soát rủi ro; chủ động xây dựng và đề xuất ban hành hệ thống quy định, quy trình tín dụng phù hợp với mô hình tổ chức mới và định hướng tới khách hàng.

- Nhanh chóng triển khai hoạt động thị trường mở nhằm đảm bảo an toàn tài sản và hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w