Đơn vị: Triệu VND 24
2.4.1 Kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
Thứ nhất về mặt cơ cấu tổ chức. Mô hình tổ chức của Chi nhánh Hà Nội đã có những thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức theo xu hướng hướng tới khách hàng, thúc dẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng, phân rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng, ban để có thể nâng cao chất lượng phục vụ. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức, tách Phòng tín dụng thành 2 phòng nghiệp vụ tạo rạ tách biệ rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng giúp Chi nhánh nâng cao chất lượnh hiệu quả của hoạt động tín dụng, tăng khả năng hạn chế rủi ro. Đồng thời, việc đổi mới mô hình tổ chức kiểm tra kiểm soát cho phù hợp với những thay đổi của luật quy định và tình hình mới đã góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát.
Thứ hai về tình hình nợ quá hạn và nợ xấu. Chi nhánh đã nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng của nợ quá hạn và nợ xấu. Kết quả là hai nhóm nợ này đã giảm cả về dư nợ và tỷ trọng trên tổng dư nợ. Tuy tỷ lệ này chưa phải là một tỷ lệ tốt nhưng cũng là thành quả những cố gắng không ngừng của chi nhánh trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.
Thứ ba: Chi nhánh đã thực hiện tốt việc phân loại nợ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày19/04/2005. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của chi nhánh luôn cao hơn 8% (năm 2009 đạt 10,6%). Tuân thủ chặt chẽ các quy định về cho vay, tài trợ đối với một khách hàng, đối với nhóm khách hàng để nước và góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ tư: Quy trình tín dụng của Chi nhánh ngày càng gần hơn với chuẩn quốc tế, điều này giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học góp phần hạn chế và phòng ngừa được rủi ro tín dụng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cũng xác định người thực hiện tác nghiệp và trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi xem xét cho vay, thực hiện phân tích và đảm bảo việc giải ngân đúng, tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay.
Thứ năm: Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến tích cực. Cơ cấu kỳ hạn cho vay được đảm bảo phổ biến ở mức 65 – 70% ngắn hạn và 30 – 35 % dư nợ cho vay là trung và dài hạn. Về cơ cấu theo ngành nghề, dư nợ cho vay đã dịch chuyển từ những ngành rủi ro cao sang các ngành đa dạng hơn để đẩy mạnh lưu thông vốn, bám sát hơn với diễn biến thị trường. Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảkm bảo luôn ở mức cao, chiếm hơn 95% tổng dư nợ (năm 2009 là 97,7%), hạn chế tối đa dư nợ cho vay tín chấp.