Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.DOC (Trang 45 - 48)

f) Thư tín dụng đối ứng

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Tình hình nguồn vốn của NHNT HN được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 1 : Nguồn vốn các năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị: tỷ đồng 2007 2008 2009 Doanh số % tăng giảm Doanh số % tăng giảm Doanh số % tăng giảm

Tồng

nguồn vốn 7.088 5 % 7.553 6,5 % 8.479 12 %

Nguồn vốn

huy động 6.270 12 % 6.818 9 % 8.355 22,5 %

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2007-2008)

Trong những năm vừa qua, huy động vốn của NHNT HN gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là cuộc chạy đua lãi suất huy động VND, tuy nhiên, căn cứ vào các bảng số liệu trên, ta thấy công tác huy động vốn của Vietcombank Hà Nội vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.

Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2007 đạt 7.088 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kì năm 2006, trong đó nguồn vốn huy động đạt 6.270 tỷ, tăng 12% so với cuối năm 2006, đạt kế hoạch NHNT VN giao cho Chi nhánh.

Năm 2008, trước yêu cầu phải tăng cường huy động vốn của NHNT VN, với các chính sách thỏa thuận, lãi suất linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, lượng vốn huy động tiết kiệm của chi nhánh đạt được kết quả khá tốt, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn bất ổn. Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn của NHNT HN đạt 7.553 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kì năm 2007, trong đó nguồn vốn huy động được là 6.818 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn năm 2009 là 8.479 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2008; trong đó nguồn vốn huy động đạt 8.355 tỷ đồng, tăng 22,5% so với năm 2008; đạt và vượt kế hoạch NHNT VN giao đầu năm cho chi nhánh là 8.046 tỷ đồng.

Có được kết quả như trên là nhờ Chi nhánh đã đã tích cực thực hiện chủ trương tăng cường huy động vốn của ban lãnh đạo NHNT VN; toàn thể cán bộ nhân viên NHNT HN đã nỗ lực làm việc, tìm kiếm khách hàng và giao dịch. Mặt khác, trên cơ sở phát huy lợi thế về huy động vốn, Chi nhánh thường xuyên triển khai các chính sách khách hàng với các mức lãi suất, phí dịch vụ hợp lý, hấp dẫn cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn phân loại theo đối tượng huy động

Đơn vị: tỷ đồng

2007 2008 2009

Doanh số Tỉ trọng Doanh số Tỉ trọng Doanh số Tỉ trọng Tiền gửi của tổ chức kinh tế 2.134 34,04% 2.119,5 31,09% 2.548,3 30,5% Tiền gửi của dân cư 4.136 65,96% 4.698,5 68,91% 5.806,7 65,9% Tổng nguồn vốn huy động 6.270 100% 6.818 100% 8.355 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2007-2008)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn tiền huy động từ khu vực dân cư luôn chiếm một tỷ trọng cao, trên 65% tổng nguồn vốn huy động. Loại tiền gửi này có số dư ổn định, bền vững và tăng trưởng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ nguồn tiền gửi từ khu vực dân cư là một nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với Ngân hàng. Bên cạnh đó, NH cũng rất chú trọng khai thác nguồn tiền từ các tổ chức kinh tế và duy trì một cách khá ổn định số dư của loại tiền gửi này.

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn phân loại theo loại tiền huy động

Đơn vị: tỷ đồng

2007 2008 2009

Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng

Nội tệ 3.433 54,7% 3.919 57,5% 4.804 57,5%

Ngoại tệ

quy VND 2.837 45,3% 2.899 42,5% 3.551 42,5%

Tổng 6.270 100% 6.818 100% 8.355 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2007-2008)

Nguồn vốn huy động của NH chủ yếu là nguồn vốn nội tệ, luôn chiếm tỷ trọng trên 54% tổng nguồn vốn huy động và tăng trưởng khá đều đặn qua các năm. Nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng cao có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của NH trong dài hạn. Nguồn vốn ngoại tệ của NH phát triển tương đối mạnh mẽ, xét về con số tuyệt đối thì lien tục tăng qua các năm; điều này có thể tạo lợi thế cho NHNT HN trong môi trường kinh doanh hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.DOC (Trang 45 - 48)