Cận lâm sàng

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LƠXÊMI CẤP DÒNG LYMPHO TÁI PHÁT Ở NGƯỜI LỚN BẰNG PHÁC ĐỒ HYPER - CVAD (Trang 29 - 31)

Tế bào máu ngoại vi

Các bệnh nhân được xét nghiệm tế bào máu ngoại vi 2 ngày/ lần, theo quy trình tiêu chuẩn tại Khoa tế bào và tổ chức học Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương [9].

Xét nghiệm tủy đồ

Các phương pháp nhuộm hóa học tế bào được sử dụng gồm: PAS; Peroxydase; Sudan đen; Esterase không đặc hiệu [9]. Xét nghiệm được thực hiện trước và sau mỗi đợt điều trị (thời điểm trước và đầu tuần thứ 5 sau điều trị).

Xét nghiệm sinh hóa máu

Bệnh nhân được làm xét nghiệm sinh hóa máu 2 lần/tuần để theo dõi độc tính của thuốc trên gan, thận bao gồm: urê, creatinin, GOT (AST), GPT (ALT). Các xét nghiệm được tiến hành tại Khoa sinh hóa Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Xét nghiệm vi sinh

Xét nghiệm vi sinh được thực hiện với các bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng để tìm nguyên nhân gây bệnh và làm kháng sinh đồ, bao gồm:

Cấy máu: khi bệnh nhân sốt trên 39oC kéo dài ít nhất 1 giờ. Cấy đờm: khi bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp: ho, đau ngực, khó thở, nghe phổi có ran.

Cấy nước tiểu: khi bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu: sốt, đái buốt, đái rắt, nước tiểu đục.

Cấy phân: khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiêu hóa nh− đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn nhầy máu ...

Các xét nghiệm khác

Xét nghiệm dịch nao tuỷ được thực hiện trước điều trị khi có biểu hiện thâm nhiễm TKTƯ để chẩn đoán xác định và sau mỗi lần tiêm tuỷ sống để theo dõi sự thuyên giảm của triệu chứng này. Các xét nghiệm khác như điện tâm đồ, chụp X-quang tim phổi, siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ v.v... được thực hiện với mục đích xác định các ổ nhiễm trùng, xuất huyết hoặc tổn thương khác khi có dấu hiệu lâm sàng tương ứng.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LƠXÊMI CẤP DÒNG LYMPHO TÁI PHÁT Ở NGƯỜI LỚN BẰNG PHÁC ĐỒ HYPER - CVAD (Trang 29 - 31)