d. Diễn biến số lượng tiểu cầu
4.3.5. Thời điểm phục hồi SLBCHTT sau điều trị hoá chất
Với mục tiêu đánh giá khoảng thời gian để SLBCHTT phục hồi sau điều trị hoá chất, chúng tôi lựa chọn các thời điểm tuần thứ 3, thứ 4 và thứ 5 sau điều trị và tính tỷ lệ % bệnh nhân có SLBCHTT phục hồi 0,5 G/l (xem biểu đồ 3.15 và bảng 3.13).
Kết quả cho thấy càng ở các đợt điều trị cuối thì bệnh nhân có SLBCHTT phục hồi càng chậm. Nếu ở đợt điều trị thứ nhất có tới 55,6% bệnh nhân có SLBCHTT phục hồi từ tuần thứ 3 thì ở đợt điều trị thứ 6 tỷ lệ này chỉ còn 26,7%. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân có SLBCHTT phục hồi chậm (tuần thứ sau điều trị) tăng từ 16,6% ở đợt 1 lên đến 33,3% ở đợt 6. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Koller, theo đó thời gian trung bình để SLBCHTT phục hồi là 20 ngày sau điều trị [42].
Như vậy có thể nói mặc dù hoá chất liều rất cao có thể giúp bệnh nhân ALL tái phát đạt lui bệnh trở lại nhưng độc tính lên tuỷ sinh máu có xu hướng tích tụ trong quá trình điều trị, dẫn đến tình trạng trong những đợt điều trị cuối tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cơ hội do giảm bạch cầu hạt có xu hướng tăng cao. Đây là một trong những hạn chế của phác đồ hyper- CVAD cần được lưu ý theo dõi sát. Tuy nhiên, một số tác giả nước ngoài như Koller cũng nhận xét rằng mặc dù tác dụng độc lên tuỷ sinh máu của phác đồ hyper-CAVD khá cao, mức độ độc tính của phác đồ này vẫn thấp hơn nhiều so với các phác đồ hoá trị liệu sử dụng cytarabin liều cao, vốn từng là lựa chọn để điều trị ALL tái phát hoặc kháng thuốc. Nghiên cứu của Koller cho thấy thời gian phục hồi SLBCHTT của phác đồ cytarabin liều cao dài hơn đáng kể so với phác đồ hyper-CVAD (trị số tương ứng là 25 ngày so với 20 ngày) [42].