Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc cảnh quan các làng Quan họ truyền thống

Một phần của tài liệu Nội dung Tạp chí số 38 xem tại đây (Trang 30 - 32)

I The workers and entrepreneurs of the recycling chain

4. Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc cảnh quan các làng Quan họ truyền thống

các làng Quan họ truyền thống

4.1. Quan điểm bảo tồn và phát triển

- Quan điểm bảo tồn: Tỉnh Bắc Ninh cùng với các cơ quan văn hóa đã có những chính sách bảo tồn văn hóa phi vật thể Quan họ (lời ca, tiếng hát, nghi thức...) từ khá sớm. Tuy nhiên giải pháp bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể phải đi liền song song với việc bảo tồn các không gian vật thể mà kiến trúc cảnh quan làng xóm là một phần không thể thiếu. Kiến nghị giải pháp bảo tồn di sản được thực hiện song song giữa văn hóa phi vật thể và vật thể, coi nó như những thành phần không thể tách rời của hệ thống di sản văn hóa.

- Quan điểm phát triển: Việc xây dựng, đô thị hóa là không thể đẩy lùi. Do đó phải nghiên cứu các giải pháp phát triển, xây dựng hướng tới sự phát triển bền vững của đô thị, quản lý đô thị kết hợp phát triển du lịch văn hóa hài hòa.

4.2. Phục hồi lại những đoạn sông cổ có giá trị lịch sử và cảnh quan - đặc biệt là dòng Tiêu Tương cổ

Sách “Đại Nam nhất thống chí” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1971) viết: “Sông Tiêu Lương ở địa giới phủ Từ Sơn phát nguyên từ một cái đầm lớn ở xã Phù Lưu, huyện Đông Ngàn, chảy từ phía Tây sang Đông Bắc, qua xã Tam Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận 2 huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức”. Tiêu Lương chắc là dòng Tiêu Tương vì có chuyện “tương tư” trong chuyện tình Trương Chi – Mị Nương mà chữ Lương” đổi thành “Tương”.

Còn ghi chép từ thời Nguyễn thì coi phát tích của dòng Tiêu Tương từ khu đầm Loa Hồ (đầm làng Phù Lưu hiện nay) rồi chảy qua các địa danh tiếp theo đổ vào sông Cầu. Cũng từ đầm Phù Lưu thì một số truyền tích dân gian để lại thì cho rằng đầm Loa Hồ (Phù Lưu) là đoạn phình rộng nhất của dòng Tiêu Tương. Khu vực Đình Bảng, Phù Lưu xưa còn là rừng (có tên rừng Báng). Di tích đền Miếu thôn Dương Lôi (Tân Hồng) còn bia ghi lại là khu rừng Mai Lâm. [2]

Cách đây khoảng chục năm, huyện Tiên Du đã có ý định khôi phục đoạn sông Tiêu Tương chảy qua xã Nội Duệ, Vân Tương để phục vụ cho lễ hội Lim nổi tiếng với chương trình “Hát Quan họ dưới thuyền” và cũng là tạo “Môi trường lá phổi” cho khu đô thị Lim. Nhưng rồi ý tưởng đó cũng mai một, không ai nghĩ đến nữa. [2]

Qua những trích dẫn và sự kiện trên, có thể thấy việc nhận thức về giá trị cảnh quan của những tuyến sông cổ còn lại đã có, nhưng vẫn còn chưa thật sâu sắc cũng như chưa có những chỉ đạo quyết liệt từ các cấp chính quyền để biến chủ trương thành hành động.

Như ở phần mở đầu đã nói, có thể thấy những vệt ao hồ kéo dài còn sót lại ven các làng xóm là những dấu tích và là những di sản cảnh quan cực kì đặc trưng và giá trị của các làng Quan họ cần bảo tồn. Do đó, cần phải có những kế hoạch giữa các nhà khoa học và hành động cụ thể từ các cấp chính quyền cũng như nguồn lực để phục hồi phần nào những cảnh quan sông hồ này. Trước mắt đó là những nhánh sông ở thị xã Từ Sơn và Tiên Du hiện nay.

4.3. Quy hoạch tổng thể và chi tiết

Cùng với sự đô thị hoá và quá trình phát triển kinh tế, các làng Quan họ truyền thống cũng đang thay đổi và chuyển mình. Công tác quy hoạch phải liên tục đi cùng để đảm bảo cuộc sống ổn định, tạo lập môi trường tốt cho người dân, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường do các hoạt động sản xuất dịch vụ. Các tỷ lệ và cơ cấu đất đai, tài nguyên, sức lao động phải cân bằng; đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, đồng thời giữ gìn được cảnh quan làng xóm, không làm mất đi tính thuần khiết của những không gian văn hoá Quan họ.

Cụ thể, việc phân khu chức năng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tiết kiệm - cân đối tỷ lệ đất canh tác. Mở rộng khu dân

cư trên đất nông nghiệp sẽ là một xu hướng không tránh khỏi, nhưng phải cân đối hài hòa các lợi ích.

- Thuận tiện cho giao thông đi lại, sản xuất, ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí, sinh hoạt công cộng.

- Bảo vệ môi trường sống.

- Tận dụng địa hình, cảnh quan thiên nhiên tạo nên bố cục không gian kiến trúc đẹp, mang bản sắc vùng Kinh Bắc. Nhấn mạnh hệ thống cảnh quan ao làng, sông ngòi còn sót lại.

- Phù hợp với vị trí, tính chất, ngành nghề, phong tục tập quán của từng địa phương.

Các yêu cầu về phân khu chức năng tạo điều kiện kế thừa các giải pháp kiến trúc truyền thống, bảo lưu văn hoá, bản sắc riêng của từng làng. Đặc biệt, phải bảo tồn được những hệ thống mặt nước kéo dài thành tuyến, không chỉ ở Từ Sơn và Tiên Du.

4.4. Yêu cầu kết nối giữa làng xã cũ (bảo tồn) với khu ở mới (phát triển)

Do nhu cầu giãn dân, gia tăng dân số cơ học, việc xây dựng những khu ở bên cạnh những làng xã cũ là cần thiết. Các khu đô thị mới đương nhiên sẽ có hạ tầng đồng bộ, các không gian công cộng, dịch vụ, cây xanh theo tiêu chuẩn đô thị mới. Tuy nhiên phải tính toán tới việc kết nối được giữa các công trình công cộng cũ và các công trình công cộng mới, kết nối giữa khu ở cũ và khu ở mới.

Như hình vẽ đề xuất, khu vực làng xã cũ là khu vực quản lý phát triển chặt chẽ, bảo tồn một số không gian trong điều kiện cho phép. Khu vực đô thị mới sẽ xây dựng trên các quỹ đất ở theo quy hoạch. Sơ đồ đề xuất bố trí những không gian công cộng tại vùng giáp ranh giữa làng xóm cũ và đô thị mới, làm “cầu nối mềm” giữa hai bên. Với cách bố trí như vậy, vừa có nguồn lực để xây dựng được những công trình dịch vụ công cộng đảm bảo các yêu cầu mới, phục vụ cho chính đô thị mới, vừa góp phần giảm tải hoặc bổ sung các không gian công cộng cho làng xã cũ, vốn đang quá tải hoặc thiếu các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện.

4.5. Cải tạo các điểm dân cư

- Tổ chức lại hoặc điều chỉnh khu chức năng trong các xóm nhà ở. Điều chỉnh lại mạng lưới công trình công cộng, nâng cao chất lượng và tiện nghi phục vụ các công trình.

- Tổ chức lại hoặc điều chỉnh mạng lưới giao thông, bỏ bớt các đường cụt, đường hẻm, mở thêm các đoạn đường mới. Đối với các làng mà quỹ đất của các hộ gia đình còn

cải tạo xây dựng đường xá (nhân dân góp đất, chính quyền làm đường...) nhằm nhanh chóng hoàn thiện mở rộng hệ thống đường làng (thường chật hẹp) đáp ứng nhu cầu đi lại của các phương tiện cơ giới mới và yêu cầu phòng hỏa - cứu hỏa hiện nay.

- Cải tạo hoặc bổ sung thêm các công trình kỹ thuật hạ tầng như cấp điện, nước, thoát nước... theo xu hướng đô thị hóa chung.

- Cải thiện điều kiện vệ sinh như lấp hoặc khơi thông các ao tù nước đọng, xây dựng hoàn chỉnh các công trình phụ theo những yêu cầu phù hợp với cuộc sống hiện đại và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Tăng thêm diện tích cây xanh trong khu ở và ven đường. - Do nhiều nơi có nghề truyền thống; có thể bố trí trong khu ở những công trình phục vụ sản xuất của từng gia đình nhưng không được để nước thải và tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường. Giữa khu ở và khu sản xuất phải có khoảng cách ly, chiều rộng phụ thuộc vào đặc điểm, quy mô của công trình sản xuất.

Cải tạo các điểm dân cư là nhiệm vụ nâng cao tiện nghi cho đời sống nhân dân trong làng, tạo điều kiện cho việc đề xuất giải pháp kiến trúc tổng thể làng Quan họ.

5. Kết luận

Các làng Quan họ Bắc Ninh mang những sắc thái riêng với đặc trưng rõ rệt nhất là những làng ven sông thời xưa. Đó là một dấu ấn riêng biệt về cảnh quan so với các làng truyền thống Bắc Bộ. Quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa ở Bắc Ninh cũng mới đang bắt đầu. Đây là những cơ hội cho việc bảo tồn những kiến trúc cảnh quan song song với việc bảo vệ công nhận các di sản văn hóa phi vật thể. Bài báo đề xuất việc phục hồi lại những nhánh sông cổ và đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn cụ thể trong việc quy hoạch, cải tạo và xây dựng mới làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn, phát triển những không gian kiến trúc cảnh quan của các làng Quan họ./.

Hình 3. Mô hình bảo tồn và phát triển cảnh quan và di sản văn hoá làng Nguồn: Tác giả.

T¿i lièu tham khÀo

1. Nguyễn Đình Phong (2008), Tổ chức không gian văn hóa vật thể làng Quan họ Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ - Đại học Kiến trúc Hà Nội.

2. Nguyễn Công Hảo (2015), Hai lợi ích từ việc phục hồi dòng Tiêu Tương- Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 07.

Một phần của tài liệu Nội dung Tạp chí số 38 xem tại đây (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)