I The workers and entrepreneurs of the recycling chain
3. Áp dụng vào điều kiện của Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay chưa nêu cách xác định gia tốc đỉnh công trình, nhưng cho phép áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài với điều kiện sử dụng các số liệu tự nhiên của Việt Nam, nhờ đó có thể sử dụng các số liệu trong [1] để đưa vào các công thức tính toán của tiêu chuẩn Trung Quốc.
Tham khảo tiêu chuẩn Trung Quốc[6] và Việt Nam [2], nhận thấy các dạng địa hình A, B, C được quy định tương tự nhau.
Áp lực gió tiêu chuẩn w0 của tiêu chuẩn Trung Quốc sử dụng giá trị trung bình trong 10 phút với thời gian lặp 30 năm lấy tại cao độ 10m ứng với dạng địa hình B. Do tải trọng gió của Việt Nam được lấy trung bình trong 3 giây thời gian lặp 20 năm nên khi tính toán cần nhân thêm hệ số quy đổi. Hệ số quy đổi từ thời gian lặp 20 năm sang 30 năm theo [1] là 1,1. Hệ số quy đổi từ vận tốc gió trung bình 3 giây sang vận tốc gió trung bình 10 phút là 1/1,4[3], tức hệ số quy đổi từ áp lực gió trung bình 3 giây sang áp lực gió trung bình 10 phút là (1/1,4)2 = 0,51. Hệ số quy đổi cuối cùng lấy tổng hợp hai hệ số trên và bằng 1,1 x 0,51 = 0,561;
Hệ số điều chỉnh µr theo chu kỳ lặp của tải trọng gió, lấy với chu kỳ lặp của tải gió là 10 năm, giá trị tương ứng khi quy đổi từ chu kỳ lặp 30 năm sang chu kỳ lặp 10 năm theo [1] là 0,87 / 1,1 = 0,791;
Ngoài ra, [1] cũng cung cấp giá trị vận tốc gió lấy trung bình trong 10 phút với chu kỳ lặp 50 năm, vì thế cũng có thể dùng giá trị này để xác định áp lực gió cần thiết.
Vận tốc gió lấy trung bình trong 10 phút với chu kỳ lặp 30 năm (đơn vị m/s) được quy đổi theo hệ số trong [1]:
0,10 ',30 0,10 ',50
v =0,95v
(2-6)
Áp lực gió xác định từ vận tốc gió theo công thức [6]:
20,10',30 0,10',30 0 v w 1600 = (2-7)
Cách tính toán khối lượng tham gia dao động được theo [10] hoàn toàn tương đồng với cách xác định theo [9], vì thế khi áp dụng tại Việt Nam có thể áp dụng tài liệu [9] để xác định chu kỳ dao động tự do của công trình.