Nguyễn Đình Phong

Một phần của tài liệu Nội dung Tạp chí số 38 xem tại đây (Trang 28)

I The workers and entrepreneurs of the recycling chain

Nguyễn Đình Phong

Tóm tắt

Tóm tắt

Bộ môn Lịch sử Kiến trúc, Khoa Kiến trúc ĐT: 0912417410

Email: Phongkts@gmail.com

Ngày nhận bài: 20/8/2019 Ngày sửa bài: 22/10/2019 Ngày duyệt đăng: 05/5/2020

1. Mở đầu

Là một mũi nhọn trong “vùng tam giác” kinh tế trọng điểm gồm thủ đô Hà Nội - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh đang vươn mình mạnh mẽ với những thế mạnh nổi trội về công thương nghiệp, thương mại, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, thể dục thể thao, không gian di sản và du lịch.

Nhắc đến Bắc Ninh là nhắc đến những làn điệu dân ca quan họ, những ngôi đình, ngôi làng cổ kính thiêng liêng, các làng nghề có lịch sử hàng trăm năm. Trong xu thế đô thị hóa mạnh mẽ và không thể đảo ngược, Bắc Ninh cũng nằm trong guồng quay của quá trình này, câu chuyện chúng ta không thể không nhắc đến là liệu những giá trị truyền thống gắn với nét văn hóa đặc trưng tại địa phương có còn sức đứng vững trong cơn lũ công nghiệp - đô thị hóa?

Các làng Quan họ quần tụ thành vùng Quan họ, phía nam tiếp giáp với cửa ngõ phía bắc Thăng Long, phía tây là sông Ngũ Huyện (Ngũ Huyện khê), dòng sông đã một thời ôm bọc thành Cổ Loa như một vành đai sâu bảo vệ, rồi xuôi về vùng Quan họ, đổ ra sông Cầu, phía đông là các núi Vân Khám, Long Khám, Bát Vạn, Phật Tích, núi Chè... mà mỗi dòng khe, mỗi mỏm đá đều chứa đựng bao nhiêu cổ tích một thời, phía bắc là dòng sông Cầu, một dòng sông của những sự tích anh hùng, của những nương dâu bát ngát, của những lời hẹn ước, nguyện thề.

Trong tổng thể không gian các làng Quan họ nói riêng và các làng cổ ở Bắc Ninh, luôn tồn tại một hệ thống ao hồ tự nhiên. Nguyên nhân xuất phát từ tập quán “nhất cận thị nhị cận sông”, con người ngày xưa khi cắm mốc định cư luôn chọn gần sông để dễ dàng đi lại, vận chuyển hàng hoá khi mà giao thông đường bộ chưa thuận tiện như bây giờ. Trải qua quá trình lịch sử bồi đắp lâu dài, những con sông ngòi xưa đã bị vùi lấp và chỉ còn lại dấu tích là những hệ thống ao thường chạy dài thành tuyến nằm ven làng hoặc giữa làng. Đây là một đặc trưng rất rõ rệt những làng cổ ở Bắc Ninh. Có lẽ những không gian mặt nước êm đềm này đã tạo nên những không gian trữ tình riêng biệt của một vùng đồng bằng trú phú để từ đó cho những câu hát quan họ lả lướt ra đời. Trong những ngày lễ hội, không thể thiếu những buổi biểu diễn quan họ trên thuyền như một cách nhắc nhớ về những ký ức xa xưa.

2. Đánh giá hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan của các làng Quan họ họ

2.1. Sự biến mất của các mảnh xanh, mặt nước, đặc biệt là những hệ thống ao hồ ven làng với nhiều giá trị lịch sử.

Đây là kết quả hiển nhiên của quá trình đô thị hoá làng xã với những mảng cây xanh, ao hồ, kênh mương... trở thành nơi tập trung xây dựng các khu ở đông dân cư; quá trình bê tông hóa, gạch ngói hóa đã chiếm chỗ của luỹ tre, cánh đồng.

Ở trên hình 1, một phần làng Đình Bảng, căn cứ những dấu tích còn lại có thể thấy rõ có một nhánh sông chạy từ trước cửa đình làng đến Đền Đô mà đã bị lấp một phần. Bản thân tên một ngõ nối từ đình ra Đền Đô cũng minh chứng điều đó: ngõ Ao Làn.

2.2. Sự thay đổi kiến trúc và cảnh quan không gian ở

Nhà cửa và kiến trúc truyền thống là bộ mặt không gian sống của người dân làng quan họ. Khía cạnh văn hoá này đang gặp thách thức lớn trước chuyển động đô thị hoá. Nó đang phát triển một cách tự phát. Do thiếu quy hoạch kiến trúc ở những vùng đô thị hoá, cá nhân tự xây dựng nhà cho mình. Sự không hài

Một phần của tài liệu Nội dung Tạp chí số 38 xem tại đây (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)