Quy trình làm dự toán công trình theo cách truyền thống và các vấn đề cần giải quyết

Một phần của tài liệu Nội dung Tạp chí số 38 xem tại đây (Trang 35 - 36)

I The workers and entrepreneurs of the recycling chain

2. Quy trình làm dự toán công trình theo cách truyền thống và các vấn đề cần giải quyết

đọng chưa giải quyết được trong quy trình bóc tách khối lượng và dự toán chi phí hiện nay, từ đó đưa ra một số phương pháp khác, khai thác giá trị từ mô hình BIM, kết hợp cùng các giải pháp phần mềm phổ biến ở nhiều nước. Tài liệu cũng đề xuất và giới thiệu một giải pháp phần mềm do chính tác giả tự phát triển và áp dụng thành công trong các dự án đã tham gia của mình.

Từ khóa: Mô hình thông tin công trình, 5D BIM, bóc tách khối lượng, dự toán chi phí bóc tách khối lượng, dự toán chi phí

Abstract

This paper analyses the existing issues that not have been solved yet of the current not have been solved yet of the current popular workflow of the quantity breakdown and the cost estimation. Then the authors propose other methods by utilizing the value of BIM model combining with other global solutions. This document is also mention and introduces one solution that developed by its authors and successfully implemented in some projects that the authors were involved.

Key words: BIM (Building Information Modeling), 5D BIM, Quantity Take Off, Cost Modeling), 5D BIM, Quantity Take Off, Cost Estimation

Trần Ngọc Hoàng Thảo

Công ty Takeuchi Construction, Nhật Bản

Email: hello@thao.work

PGS.TS. Lê Anh Dũng

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Ngày nhận bài: 23/6/2020 Ngày sửa bài: 06/7/2020

1. 5D BIM là gì ?

Hiện nay không có khái niệm nào được thống nhất hoàn toàn trên thế giới về BIM cũng như 5D BIM và vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh các khái niệm này. Tuy nhiên, về cơ bản thì đa số các khái niệm khác nhau đều có một tính thừa nhận chung rằng:

“5D BIM là một quy trình kết nối mô hình 3D và dữ liệu chi phí”

Khi xác định 5D BIM là một quy trình thì có nghĩa rằng có rất nhiều cách làm và phương pháp khác nhau để thực hiện công việc kết nối. Và mỗi quy trình sẽ đi kèm với các giải pháp phần mềm tương ứng khác nhau. Khái niệm trên cũng có nghĩa rằng, công tác bóc tách khối lượng chỉ là một công đoạn trung gian để hướng tới mục đích cuối cùng là dự toán, theo dõi và quản lý chi phí của dự án, vốn là một tham số quan trọng trong mọi quyết định của chủ đầu tư dự án.

2. Quy trình làm dự toán công trình theo cách truyền thống và các vấn đề cần giải quyết giải quyết

2.1. Sự khác nhau về thông tin giữa hai bộ phận

Quá trình người kiến trúc sư, kĩ sư hoặc hoạ viên lập mô hình hoặc bản vẽ, các thông tin được tạo lập sẽ là các cấu kiện của công trình, ví dụ: dầm, cột, sàn, tường, cửa,…Trong khi đó, các thông tin mà kỹ sư dự toán (hay còn gọi là QS - Quantity Surveyor) cần để phục vụ tính toán là những thông tin liên quan đến các công tác thi công và nguồn lực để thực hiện các công tác đó: diện tích ván khuôn, khối đổ bê tông, nhân công, máy móc,…Hai dòng thông tin này có sự liên quan gián tiếp đến nhau và cần một công đoạn bóc tách để lấy giá trị từ các cấu kiện của công trình.

2.2. Cấu trúc báo cáo dự toán

Có rất nhiều bảng biểu trong một bộ báo cáo dự toán, tuy nhiên, trong tài liệu này chỉ đề cập đến báo cáo dự toán chính thường thấy, tổng hợp khối lượng, đơn giá và thành tiền theo từng công tác thi công. Khối lượng của mỗi công tác thi công là tổng của khối lượng của công tác đó trên từng cấu kiện liên quan. Thông tin khối lượng của các cấu kiện là trích xuất được (thủ công hoặc tự động) từ các phần mềm CAD/ BIM và các phần mềm này không được xây dựng để quản lý thông tin về các công tác thi công.

Ngoài ra, có nhiều loại khối lượng liên quan cho mỗi cấu kiện (Ví dụ: thể tích, diện tích, chiều dài,…) và mỗi loại khối lượng sẽ tương ứng với những công tác thi công khác nhau. Hay có thể nói, trong cấu trúc báo cáo dự toán, mỗi cấu kiện có thể lặp lại trong nhiều công tác khác nhau, tuỳ theo loại khối lượng tương ứng với công tác đó.

2.3. Đánh giá quy trình làm dự toán công trình theo cách làm truyền thống

Để lập một báo cáo dự toán điển hình, kỹ sư dự toán cần thực hiện hai bước cơ bản chính:

● Bước 1 – Xác định các công tác thi công của dự án và liệt kê vào file excel Bước này gần như được thực hiện dựa vào kinh nghiệm của kỹ sư dự toán khi xem bản vẽ hoặc mô hình, các cấu kiện và chi tiết cấu tạo trong đó. Do vậy, hiện tại bước này được thực hiện thủ công. Thông thường sẽ có các mẫu sẵn và kỹ sư dự toán sẽ chỉnh sửa lại tuỳ theo đặc thù dự án.

● Bước 2 – Liệt kê danh sách cấu kiện tương ứng với các công tác thi công ở bước 1 và điền khối lượng lấy được vào bảng báo cáo

Khó khăn của bước này chính là cần phải có đủ kinh nghiệm để biết được cấu kiện nào tương ứng với công tác thi công nào để lấy khối lượng cho phù hợp. Nếu kỹ sư dự toán (là người có kinh nghiệm trong việc này) tự thực hiện bóc tách thì đôi khi họ lại gặp một số khó khăn trong việc bóc tách do việc sử dụng phần mềm CAD/BIM không thành thạo như kĩ sư thiết kế hoặc hoạ viên mô hình. Nhưng nếu kĩ sư thiết kế hoặc hoạ viên mô hình tự bóc tách thì họ lại có thể không đủ kinh nghiệm để biết được cần bóc những khối lượng nào là cần thiết. Do vậy, bước này thông thường cần sự phối

Nhưng nhìn chung, trong một quy trình lập báo cáo dự toán thì có hai luồng thông tin cần được thực hiện để kết nối mô hình/bản vẽ với bảng báo cáo:

- Thứ nhất, kết nối cấu kiện công trình với công tác thi công tương ứng

- Thứ hai, bóc tách khối lượng của từng cấu kiện theo loại khối lượng yêu cầu

Một lưu ý nữa là để xác định công tác thi công cho các cấu kiện công trình, thì có một bước cần được thực hiện trước đó là lựa chọn biện pháp thi công. Ví dụ: để xây dựng một cái cột, thì sử dụng bê tông loại gì (bê tông đổ tại chỗ, bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn), vật liệu ván khuôn là gì, chống bằng gì,…). Từ đó mới xác định được các công tác thi công tương ứng và định mức của nó.

Một phần của tài liệu Nội dung Tạp chí số 38 xem tại đây (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)