Nhưng đến 26/3/1988, theo chỉ thị số 218/CT – HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 13/7/1987, thực hiện điều lệ của NHCT VN, NHCT HK chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố Hà Nội để trở thành NHCT HK như ngày nay. Cùng với sự thay đổi đó, NHCT HK từ một Quỹ tiết kiệm chuyển từ số 10 – Lê Lai về trụ sở chính 37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm.
Cho đến 27/3/1993, NHCT Hà Nội bị giải thể và hình thành nên các chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT VN. Và từ đó, NHCT HK trở thành chi nhánh cấp 1 của NHCT VN. NHCT HK thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán thẻ, chi trả lương, chuyển tiền, chi trả kiều hối.
Đến 2003, theo dự án chuyển đổi mô hình tổ chức và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, NHCT HK là một ngân hàng hạch toán phụ thuộc vào NHCT VN, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN giống các tổ chức tín dụng khác.
Cho đến nay, trải qua gần 20 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, NHCT HK đã gặp không ít khó khăn, thậm chí va vấp trong buổi đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nhưng nhờ sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên và sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo ngân hàng, chi nhánh NHCT HK đã được những thành tựu đáng kể, một trong những lá cờ đầu của hệ thống, không những đứng vững trong cạnh tranh mà ngày càng phát triển có hiệu quả.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Kiếm
Với bề dày hoạt động gần 20 năm, hiện nay ngân hàng đã có trên 250 cán bộ công nhân viên trên tổng số 1.5 vạn cán bộ của toàn hệ thống Ngân hàng Công thương (NHCT). Trong đó, có trên 50% có trình độ Đại học và trên Đại học, còn lại đều được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm hiện nay hoạt động dưới sự chỉ đạo của 1 Giám đốc - TS. Hà Huy Hùng và 4 phó giám đốc - Bà Phạm Tuyết Mai, Lê Tuyết Mai, Phạm Vân Như, Nguyễn Thị Thanh Nga, gồm có 12 phòng, ban và một Quỹ tiết kiệm.
2.1.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.
Thực hiện Quyết định số 090/QĐ – HĐQT – NHCT1 ngày 4/6/2003 của Hội đồng quản trị về việc “ phê duyệt mô hình tổ chức kinh doanh và
mô hình hiện đại hóa chi nhánh”, từ 1/1/2004, mô hình của chi nhánh thay đổi về căn bản. Các phòng ban được chia tách, sát nhập: từ 7 phòng nghiệp vụ và một phòng giao dịch lên 11 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng cũng thay đổi.
Cơ cấu tổ chức ngân hàng được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy
Giám đốc Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 4 P. Khách hàng doanh nghiệp lớn P. quản lý rủi ro P. Khách hàng cá nhân
P. Thông tin điện toán
P. Tổng hợp P. Tiền tệ kho quỹ
P. Tổ chức hành chính P. Thanh toán xuất
xuất nhập khẩu Phó giám đốc 4 Giám đốc P. Khách hàng doanh nghiệp lớn P. Khách hàng số 2( DN vừa và nhỏ) P. Khách hàng cá nhân P. quản lý rủi ro Tổ quản lý nợ có vấn đề P. Kế toán tài chính P. Kế toán giao dịch P. Thanh toán xuất
nhập khẩu P. Tiền tệ kho quỹ nhập khẩu P. Kế toán giao dịch P. Kế toán tài chính P. Khách hàng số 2 ( DN vừa và nhỏ) Tổ quản lý nợ có vấn đề
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý nhân sự
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Căn cứ Quyết định 359/QĐ – HĐQT - NHCT1 ngày 23/11/2005 của hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch, Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Căn cứ Quyết định số 066/QĐ – HĐQT – NHCT1 ngày 30/03/2004
của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại các chi nhánh tham gia dự án hiện đại hóa.
- Căn cứ Quyết định số 704/QĐ – NHCT1 ngày 15/8/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT.
- Căn cứ Quyết định số 1500/QĐ – NHCT1 ngày 06/04/2006 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT.
- Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính.
Giám đốc Các Phó giám đốc Quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch Các phòng nghiệp vụ Tổ kiểm tra nội bộ Trưởng phòng
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm gồm các phòng:
1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn 2. Phòng khách hàng số 2 (DN vừa và nhỏ) 3. Phòng khách hàng cá nhân 4. Phòng quản lý rủi ro 5. Tổ quản lý nợ có vấn đề 6. Phòng kế toán tài chính 7. Phòng kế toán giao dịch 8. Phòng tiền tệ kho quỹ 9. Phòng tổ chức hành chính 10.Phòng thông tin điện toán 11.Phòng tổng hợp.
Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam( NHCT VN). Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
Phòng khách hàng số 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N), để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DNV&N.
Phòng khách hàng cá nhân
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
Phòng quản lý rủi ro
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN.
Tổ quản lý nợ có vấn đề có trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.
Phòng kế toán tài chính
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, theo đúng quy định của nhà nước và NHCT VN.
Phòng kế toán giao dịch
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp đối với khách hàng; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm ngân hàng.
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN.
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu cho tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Phòng tổ chức - hành chính
Phòng tổ chức – hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh.
Phòng thông tin điện toán
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
Phòng tổng hợp
Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.