Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.DOC (Trang 74 - 78)

Kiếm

Cùng với tiến trình hội nhập, các ngân hàng thương mại gặp không ít khó khăn, thách thức về công nghệ thông tin, trình độ kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Năng lực và hiệu quả kinh doanh còn thấp so với các ngân hàng nước ngoài. Nhận thức được các khó khăn đó, Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã chú trọng năng cao sức mạnh cạnh tranh của mình bằng các giải pháp đầu tư nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nghiên cứu, mở rộng và phát triển sản phẩm ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh ngân hàng.Sau đây là các giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm.

3.2.1.Công tác điều hành và hoạch định chiến lược phát triển bảo lãnh

Với vai trò quan trọng của công tác điều hành và hoạch định chiến lược đối với sự phát triển của ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chương trình phát triển và điều hành chung có hiệu quả và một chương trình mở rộng và phát triển bảo lãnh cụ thể, hợp lý, bám sát được tình hình phát triển kinh tế và phát huy được tiềm năng, hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Trong kế hoạch mở rộng bảo lãnh phải đưa ra được các mục tiêu có tính thực tế cao, phù hợp với khả năng và tiềm năng của ngân hàng, đồng thời phải đưa ra những biện pháp có tính khả thi và thực hiện được để đạt được các mục tiêu trên. Kế hoạch phát triển bảo lãnh phải phù hợp và có

sự gắn bó, phối hợp chặt chẽ với với mục tiêu phát triển kinh doanh của ngân hàng để đạt được kết quả cao nhất.

Bên cạnh đó, công tác điều hành ngân hàng cũng cần được chú trọng để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban, đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh được thực hiện một cách chặt chẽ thống nhất. Phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra chặt chẽ hoạt động bảo lãnh cả trước, trong và sau khi cấp bảo lãnh, phát hiện kịp thời những dấu hiệu không tốt, hay khách hàng gặp khó khăn nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh.

Mặt khác, để làm tốt công tác điều hành và hoạch định chính sách, cán bộ ngân hàng cần làm tốt việc phân tích và dự báo xu hướng phát triển kinh tế, khả năng trả nợ cũng như nhu cầu phát sinh của khách hàng hiện tài và nhu cầu bảo lãnh của khách hàng tiềm năng; nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế, tài chính, tiền tệ và những biến động chính trị xã hội, các quy hoạch phát triển kinh tế của Bộ, Ngành nghề cùng các lĩnh vực kinh tế khác. Từ đó cán bộ ngân hàng mới có thể đưa ra được những kế hoạch phát triển đúng đắn, thích hợp cho từng thời kỳ, đồng thời phát huy được tiềm năng của ngân hàng.

3.2.2.Tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn cho hoạt động bảo lãnh

Đây là việc đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng, phát triển các chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm, chính sách phí… có tính đồng bộ và thống nhất cao, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh được mở rộng và phát triển. Hoạt động này còn khá yếu không chỉ ở Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm nói riêng mà còn trong hệ thống ngân hàng thương mại nói chung.

Để nâng cao được tính cạnh tranh và hấp dẫn cho hoạt động bảo lãnh, trước hết, ngân hàng cần chú trọng vào việc nâng cao nhận thức của cán bộ ngân hàng về sự cần thiết của hoạt động này, từ đó đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ về nghiên cứu thị trường, và hoạt động marketing,

hỗ trợ một cách đắc lực nghiệp vụ của cán bộ bảo lãnh ngân hàng. Như vậy ngân hàng nên làm tốt các chính sách sau:

Chính sách khách hàng

Trong lộ trình từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, khách hàng đã thực sự trở thành điều kiện sống còn cho sự tồn tại của bất cứ nhà đầu tư sản xuất kinh tế nào. Khách hàng được xác định là định hướng trung tâm cho các hoạt động của các doanh nghiệp. Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm cũng nhận thức được điều đó, vì vậy để mở rộng hoạt động bảo lãnh, ngân hàng cần xây dựng một nền khách hàng bền vững dựa trên những giải pháp sau:

 Cần xác định các tiêu chuẩn để xác định khách hàng ưu tiên: Khách hàng có khả năng tài chính vững mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng. Đặc biệt, ngân hàng có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên và duy nhất đối với ngân hàng. Mặt khác, cần chú trọng công tác tiếp thị để duy trì những khách hàng đang có quan hệ và phát triển những khách hàng mới.

 Chi nhánh cần chuẩn bị các điều kiện để mở văn phòng đại diện tại nước ngoài, thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Một vấn đề rất quan trọng để thu hút khách hàng là thực hiện đơn giản hoá các thủ tục tài chính. Trước hết, ngân hàng cần rà soát các thủ tục hồ sơ đối với khách hàng, đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện đa dạng hoá các thủ tục, hồ sơ khách hàng. Đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả.

 Thiết lập mối quan hệ mật thiết với ngân hàng để thông qua đó ngân hàng có điều kiện nắm vững các thông tin có liên quan tới khách hàng để có những quyết định trong kinh doanh và thực hiện tốt chiến lược khách hàng của mình

Chính sách sản phẩm

Để mở rộng hoạt động bảo lãnh, ngân hàng không những phải làm tốt công tác xây dựng chính sách và chăm sóc khách hàng mà còn phải chú trọng phát triển và đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh, phát triển một cách cân đối các loại hình. Phát triển sản phẩm bảo lãnh phải đảm bảo tính liên kết sản phẩm dịch vụ. Nghĩa là trong từng phòng ban nên có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng trong các hoạt động của mình.

Cần đổi mới, cải tiến quy trình và các thủ tục bảo lãnh khoa học, logic nhưng gọn nhẹ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo lãnh của khách hàng. Ngân hàng nên cung ứng bảo lãnh ngân hàng đi kèm với các dịch vụ tiện ích theo phương thức “bán mềm”, nghĩa là giới thiệu khách hàng mở tài khoản, sử dụng dịch vụ chuyển tiền.. kèm theo một dịch vụ bảo lãnh.

Chính sách về phí bảo lãnh

Ngân hàng phải xây dựng được một cơ chế thu phí bảo lãnh linh hoạt, phù hợp. Các bảo lãnh khác nhau đều có những đặc điểm riêng, và các tổ chức với quy mô kinh tế khác nhau cũng như nhu cầu bảo lãnh ở các mức độ khác nhau. Thành phần đến đề nghị bảo lãnh ở ngân hàng có thể là các tổ chức kinh tế lớn như tổng công ty nhà nước, các công ty quy mô lớn, cũng có thể là các thành phần kinh tế nhỏ và cá nhân. Do vậy, ngân hàng cần phải có chính sách định giá cho từng đối tượng này một cách hợp lý và tuỳ theo mức độ quan hệ với ngân hàng.

Ngân hàng cần có chính sách khách hàng đặc biệt, đối với các khách hàng truyền thống (các tổ chức kinh tế) thì chính sách phí nên mềm dẻo, ưu đãi hơn so với các khách hàng mới có quan hệ bảo lãnh hoặc quan hệ bảo lãnh lần đầu.

Ngân hàng cũng cần cần có sự so sánh, đối chiếu mức phí bảo lãnh của các ngân hàng thương mại Quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần để đưa ra được một chính sách giá hợp lý, có tính cạnh tranh cao.

Chính sách giá phải được xây dựng dựa trên nền tảng một hệ thống hình thành giá vững chắc, linh hoạt và hiệu quả cũng như phải trên cơ sở những chính sách về sản phẩm, chính sách marketing ngân hàng.

Chính sách về tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khách hàng. Các hình thức bảo đảm bảo lãnh gồm: ký quỹ, thế chấp, cầm cố và bảo lãnh của bên thứ ba.Ngân hàng phải định giá các tài sản đảm bảo theo những chuẩn nhất định như giá thị trường (đặc biệt đối với tài sản đảm bảo lãnh nhà đất).

Hầu hết các khách hàng đều mong muốn được ký quý ở mức thấp nhất. Do vậy, ngân hàng không nên quá thận trọng yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% vì sẽ gây ứ đọng vốn của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh. Ngân hàng nên xác định mức ký quỹ hợp lý, dựa trên cơ sở phân tích độ rủi ro của dự án, mức độ tín nhiệm khách hàng. Đặc biệt là khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần kiểm tra kĩ lưỡng đối với các tài sản được thế chấp cầm cố về vấn đề sở hữu, giấy tờ, tránh những vấn đề bất cập xảy đến khi có rủi ro phải phát mại tài sản như: tài sản không thuộc sở hữu của người được bảo lãnh, tài sản thuộc sở hữu nhà nước không được phát mại…

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.DOC (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w