Tạo môi trường pháp lý thông thoáng, ban hành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ như luật liên quan đến tài sản đảm bảo, thị trường sản xuất kinh doanh… tạo điều kiện cho các ngân hàng phát mại tài sản khi có rủi ro xảy ra. Hiện nay, nước ta vẫn chưa có luật về bảo lãnh, trong khi các văn bản quy định về bảo lãnh lại không đầy đủ, thường xuyên thay đổi bổ sung gây ra sự chồng chéo trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Ổn định kinh tế chính trị là một vấn đề quan trọng nhằm hỗ trợ hệ thống ngân hàng thương mại phát triển. Do tác động lớn của hoạt động ngân hàng đến nền kinh tế chung của đất nước, trên cơ sở ổn định kinh tế sẽ thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, từ đó tạo tiền để hình thành và phát triển các loại bảo lãnh mới. Các ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực tài chính của mình, từ đó góp phần vào việc mở rộng hoạt động
bảo lãnh. Tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng lành mạnh và hiệu quả.
Củng cố hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là việc thành lập cũng như phá sản, biến mất của các doanh nghiệp, quản lý một cách hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, ban hành các văn ban luật về kiểm toán kê toán trong doanh nghiệp kinh tế; Thường xuyên giám sát tình hình thực hiện các nguyên tắc kế toán sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh những hành vi gian lận và lừa đảo trong kế toán và báo cáo tài chính cũng như các gian lận trong việc lập các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo bảo lãnh. Công khai hoá các thông tin tài chính, báo cáo tài chính, tạo ra một môi trường kinh doanh trong sáng, lành mạnh không chỉ trong hệ thống doanh nghiệp mà còn trong hệ thống ngân hàng thương mại.
3.3.2.Với ngân hàng nhà nước
NHNN là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng hoạt động bảo lãnh, NHNN nên thực hiện một số vấn đề sau:
Ban hành các quy định, thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy chế bảo lãnh, và các loại bảo lãnh mới. Cải tiến thủ tục, quy trình bảo lãnh theo hướng đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh.
Hỗ trợ các ngân hàng trong việc thiết lập và cung cấp hệ thống thông tin của trung tâm CIC, đảm bảo tính đa dạng, chính xác, đầy đủ và kịp thời.
NHNN cần sớm ban hành quy chế giải toả bảo lãnh, điều chính các quy định về thời hạn, thủ tục, và điều kiện khác đáp ứng với các thông lệ quốc tế.
3.3.3.Với Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHCT Việt Nam là ngân hàng trực tiếp chỉ đạo và điều hành chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm. Để hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm diễn ra thuận lợi, NHCT Việt Nam nên quan tâm đến các vấn đề sau:
Đưa ra những chỉ tiêu chương trình phát triển cho chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong những năm tới một cách đúng đắn thống nhất phù hợp với quy mô tiềm năng của chi nhánh. Đơn giản hoá các thủ tục và tạo tính chủ động nhất định trong việc thực hiện kế hoạch cũng như công tác lãnh đạo tại chi nhánh.
Cho phép các Chi nhánh cấp một thành lập Phòng bảo lãnh chuyên trách: trong thời gian tới, cùng với chiến lược tăng vốn điều lệ của ngân hàng, thẩm quyền phê duyệt bảo lãnh của Chi nhánh cấp một cũng được nâng lên. Nghiệp vụ bảo lãnh cần được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách. Hiện nay, việc bảo lãnh trong nước do Phòng Tín dụng thực hiện. Bảo lãnh nước ngoài do Phòng thanh toán quốc tế thực hiện đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong quản lý và giám sát. Bởi vậy, trong thời gian tới, việc thành lập Phòng Bảo lãnh là một tất yếu khách quan.
KẾT LUẬN
Lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh tại Việt Nam tuy chưa được lâu nhưng cũng góp phần khẳng định vị trí và vai trò tích cực của nó đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và các giao dịch thương mại nói riêng. Cho đến nay, bảo lãnh ngân hàng là một loại hình nghiệp vụ không thể thiếu đối với các ngân hàng cũng như với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhu cầu đổi mới hoạt động của hệ thống NHTM càng đòi hỏi ngày một hoàn thiện và phát triển, chính vì vậy các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành.
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm , bằng phương pháp thống kê, phân tích chuyên đề đã đạt được mốt số kết quả sau:
- Khái quát cơ sở lý luận, nội dung và những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHCTHK, tìm ra nguyên nhân của những vấn đề còn hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCT HK
Với thời gian không dài và vốn kiến thức còn ít ỏi, cũng như khả năng phân tích còn hạn chế, chuyên đề này chắc chắn chưa thể bao quát hết những nội dung của hoạt động bảo lãnh. Hơn nữa đây cũng là vấn đề khá mới mẻ, số liệu thực tế lại ít phổ biến, do vậy chuyên đề cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong có được sự góp ý và đánh giá của các thầy cô giáo để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình Ngân hàng thương mại – PGS.TS Phan Thị Thu Hà - Nhà xuất bản Thống kê, 2006
2) Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại - D.Cox - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
3) Ngân hàng thương mại – Peter Rose, NXB Tài chính 2001.
4) Báo cáo kết quả bảo lãnh và kinh doanh của Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm – Hà Nội các năm 2004, 2005, 2006
5) Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ- PGS.TS. Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân.
6) Bảo lãnh tín dụng dự phòng và những điều luật áp dụng- Nguyễn Trọng Thuỳ- Nhà xuất bản Thống kê, 2000.
7) Sổ tay tín dụng của NHCT Việt Nam.
8) Các Tạp chí Ngân hàng số 10/2003, 12/2004, 13/2003, 7/2004, 8/2004, 6/2005, 8/2005; Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 1+ 2/2005, số 3+ 4/2005, chuyên đề 2003.
9) Luận văn của các khoá 42, 43,44
10) Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng nhà nước.
11) Luật các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng- Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
12) Các Website:
+ Thời báo kinh tế Việt Nam : http://www.vneconomy.com.vn
+ Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm : http://www.icb.com.vn
+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam : http://www.sbv.gov.vn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG 1: KHÁIQUÁTVỀNGHIỆPVỤBẢOLÃNH TẠINGÂNHÀNGTHƯƠNG MẠI ... 3
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại ... 3
1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại ... 5
1.2.1. Khái niệm bảo lãnh ... 5
1.2.2. Đặc điểm nghiệp vụ bảo lãnh ... 8
1.2.3. Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh ... 11
1.2.4. Phân loại nghiệp vụ bảo lãnh ... 12
SƠĐỒ 1.3:SƠĐỒBẢOLÃNHTRỰCTIẾP ... 13
Bảo lãnh theo yêu cầu ... 21
Bảo lãnh kèm chứng từ ... 22
Bảo lãnh kèm theo phán quyết của toà án hoặc trọng tài ... 23
1.3. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại ... 23
1.3.1. Điều kiện phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại ... 23
1.3.2. Tiêu chí phản ánh sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng thương mại ... 25
1.3.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại ... 28
CHƯƠNG 2: THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGBẢOLÃNHTẠICHINHÁNH NGÂNHÀNG CÔNG
THƯƠNG HOÀNKIẾM ... 34
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ... 34
2.1.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ... 35
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây ... 40
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ... 43
2.2.1. Quy tắc chung trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ... 43
2.2.2. Các loại hình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ... 44
2.2.3. Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ... 45
2.2.4. Kết quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong những năm gần đây ... 53
2.2.5. Đánh giá tình hình thực hiện bảo lãnh ... 64
CHƯƠNG III : GIẢIPHÁPPHÁTTRIỂNHOẠTĐỘNGBẢOLÃNHTẠI CHINHÁNH NHCT
HOÀN KIẾM ... 72
3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong những năm tới ... 72
3.1.1.Định hướng chung ... 72
3.1.2.Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ... 73
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm
... 74
3.2.1.Công tác điều hành và hoạch định chiến lược phát triển bảo lãnh ... 74
3.2.2.Tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn cho hoạt động bảo lãnh ... 75
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định ... 78
3.2.4. Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ ngân hàng ... 79
3.2.5.Giải pháp về nguồn nhân lực ... 80
3.2.6.Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ... 81
3.2.7. Thành lập phòng nghiệp vụ bảo lãnh chuyên trách ... 81
3.3. Một số kiến nghị ... 82
3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ ... 82
3.3.2.Với ngân hàng nhà nước ... 83
3.3.3.Với Ngân hàng Công thương Việt Nam ... 84