Đánh giá tình hình thực hiện bảo lãnh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.DOC (Trang 64 - 72)

2.2.5.1. Những thành tựu đạt được

Bảo lãnh là một nghiệp vụ tương đối mới ở Việt Nam và chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy hiện nay bảo lãnh chỉ được thực hiện chủ yếu tại các ngân hàng lớn. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ngay từ khi mới ra đời đã mạnh dạn triển khai nghiệp vụ bảo lãnh, và trong 3 năm qua về cơ bản đã có những phát triển đáng kể.

Thứ nhất, nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn

Cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Để tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng thực hiện, đồng thời tạo điều kiện để các ngân hàng đa dạng hoá nghiệp vụ bảo lãnh, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Đến nay, có thể nói nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh đã phát triển hơn nhiều so với những năm trước và đã được ngân hàng chú trọng phát triển như một nghiệp vụ kinh doanh chính.

Nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong những năm gần đây đã được phát triển, doanh số bảo lãnh tăng đều qua các năm, chất lượng bảo lãnh ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Hiện tại, các doanh nghiệp có quan bảo lãnh với chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm gồm có cả DNNN và DNNQD. Có thể liệt kê một số doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với ngân hàng như sau:

- Về doanh nghiệp nhà nước:

+ Tổng công ty đường sông miền Bắc

+ Công ty vật liệu nổ công nghiệp (thuộc tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam)

+ Công ty chế tạo biến thế và vật liệu công nghiệp + Công ty dệt kim Hà Nội…

- Về doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

+ Công ty thi công cơ giới + Công ty TNHH Điện Dương + Công ty Viettronic Đống Đa + Công ty TNHH Việt Hồng

+ Công ty TNHH tiếp nhận và đầu tư xây dựng địa ốc + Công ty cổ phần BIB…

Mặc dù trong những năm qua dư nợ bảo lãnh giảm xuống, nhưng trong ba năm qua ngân hàng không phải thực hiện việc trả thay khách hàng, thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khách hàng. Do vậy không để lại những khoản tín dụng bắt buộc và không gây ảnh hưởng xấu đến bảng cân đối kế toán.

Thứ hai, với sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh, trình độ nghiệp vụ

của cán bộ ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng đã được nâng dần lên.

Nghiệp vụ bảo lãnh hiện đại nói chung là nghiệp vụ tổng hợp và tương đối mới mẻ đối với hoạt động ngân hàng. Đến nay, nhìn chung, Ngân hàng

Công thương Hoàn Kiếm đã coi trọng phát triển nghiệp vụ này cùng với việc quan tâm, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của họ. Vì vậy, trình độ của cán bộ làm công tác bảo lãnh ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu công việc.

Thứ ba,Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của của các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thêm một hình thức tài trợ vốn hiệu quả lại còn có chức năng đền bù và đôn đốc thực hiện hợp đồng. Đây chính là tính ưu việt của bảo lãnh ngân hàng so với các hình thức đảm bảo khác.

Ngân hàng đạt được những thành tựu đó là nhờ sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ viên chức của ngân hàng, nhờ sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo, đã giám sát và theo dõi thường xuyên hoạt động của ngân hàng, đưa ra được những quyết định kịp thời.

Các kết quả đạt được sẽ là những động lực thúc đẩy chi nhánh không ngừng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động bảo lãnh của chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.

2.2.5.2. Hạn chế

Thứ nhất, các loại hình bảo lãnh còn đơn điệu.

Một hạn chế không chỉ có ở Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm mà là thực trạng chung hiện này của các ngân hàng thương mại là cơ cấu bảo lãnh còn khá đơn điệu và thiếu cân đối. Bảo lãnh chủ yếu vẫn là bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cả hai loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng hơn 60% trong tổng dư nợ bảo lãnh. Thực tế ngân hàng đã triển khai nhiều loại bảo lãnh như bảo lãnh chào hàng cạnh tranh, bảo lãnh tạm ứng… nhưng các loại bảo lãnh này còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Ngân hàng cũng đã thực hiện nghiệp vụ đồng bảo lãnh, nhưng mới chỉ được rất ít món.

Bảo lãnh ngân hàng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước…là những công ty lớn có uy tín cao, thường được bảo lãnh dưới dạng bảo lãnh tín chấp, hoặc tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của nhà nước. Trong khi đó bảo lãnh cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng nhưng còn chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đối tượng khách hàng không đa dạng, ngân hàng thực hiện bảo lãnh chủ yếu cho các ngành xây dựng, giao thông và các ngành công nghiệp, đây là lĩnh vực hàm chứa nhiều rủi ro và hiện nay có nhiều vấn đề bức xúc nổi bật. Các khoản bảo lãnh chủ yếu vẫn là bảo lãnh trong nước, tuy có giảm về tỷ trọng nhưng mức giảm không đáng kể, do vậy tỷ trọng của bảo lãnh trong nước vẫn còn ở mức cao.

Thứ ba, Mức phí bảo lãnh còn khá cao, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh còn thấp.

Một thực tế nữa là mức phí của ngân hàng còn khá cao không chỉ so với trong hệ thống ngân hàng quốc doanh mà còn với các ngân hàng thương mại khác. Bên cạnh đó ngân hàng cũng mới chỉ đưa ra mức phí chung cho hoạt động bảo lãnh mà chưa có những quy định cụ thể về từng loại bảo lãnh.

Doanh thu từ bảo lãnh nói riêng cũng như doanh thu từ hoạt động dịch vụ nói chung còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hạn chế này là hạn chế chung của các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, Dư nợ nghiệp vụ bảo lãnh tuy có tăng nhưng tốc độ còn chậm.

Điều này nói lên rằng sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh. Hạn chế này đòi hỏi ngân hàng trong thời gian tới cần phải chú trọng hơn nữa tới nghiệp vụ bảo lãnh.

2.2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

 Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm là một trong những chi nhánh lâu đời của Hệ thống NHCT Việt Nam, do vậy các mục tiêu của Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đều phải dựa trên các mục tiêu chung của hội sở chính đưa xuống cho Chi nhánh. Thế nên, nhiều lúc gây ra tính cứng nhắc, không linh hoạt cũng như làm hạn chế tính chủ động và làm giảm tính kích thích hoạt động tại chi nhánh.

 Hiện nay hoạt động bảo lãnh do cán bộ tín dụng đảm nhiệm, các cán bộ này được phân công quản lý một hoặc một số khách hàng và thực hiện tất cả các giao dịch liên quan đến tín dụng, bảo lãnh. Ưu điểm của sự phân công này là giúp đỡ cán bộ tín dụng tiến hành thống nhất, nhanh chóng do am hiểu khách hàng mà họ quản lý. Tuy nhiên, họ lại không được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ bảo lãnh, trình độ ngoại ngữ và vi tính còn ít. Do vậy, cán bộ tín dụng rất bị động và lúng túng khi có đề nghị bảo lãnh ở các lĩnh vực khác nhau cũng như các khi có các dự án phức tạp.

 Như đã khẳng định, công tác thẩm định bảo lãnh là một khâu quan trọng, nhưng việc thẩm định thực tế lại được thực hiện chủ yếu dựa vào các thông tin mà khách hàng cung cấp, việc chủ động tìm kiếm thông tin khách hàng của cán bộ tín dụng không cao. Hoạt động bảo lãnh luôn ở tình trạng thiếu thông tin, việc mua thông tin, tổ chức theo dõi phân tích và dự báo theo mặt hàng, ngành hàng và lĩnh vực kinh tế hầu như chưa phát triển. Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cấp bảo lãnh vẫn gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã có quy trình bảo lãnh, nhưng với những công trình dự án được thực hiện ở địa điểm rất xa khiến cho công tác định kỳ đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tính hiệu quả của dự án gặp nhiều trở ngại và khó thực hiện, chủ yếu vẫn phải dựa vào uy tín và mối quan hệ lâu năm đối với khách hàng.

 Phí bảo lãnh cao cũng như chưa đưa ra mức phí thích hợp cho từng đối tượng khách hàng, do quá thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng, mà ngân hàng ít tìm kiếm và tiếp cận đối với khách hàng mới. Cũng như vậy, các cán bộ tín dụng được phân công quản lý những khách hàng của mình cũng chưa chủ động mở rộng đối tượng khách hàng khác.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

 Do việc thẩm định hiện nay của các ngân hàng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp, trong khi những thông tin tài chính, báo cáo tài chính đều do tự khách hàng lập. Nên năng lực, trình độ kế toán, kiểm toán và việc thuyết trình tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như các số liệu về dự án và các tiêu chuẩn khác thiếu chính xác, gây nhiều khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong khi tính toán các chỉ tiêu thẩm định, và thu thập, phân tích thông tin.

 Mặt khác cũng chưa tính đến những rủi ro đạo đức từ trước khi quyết định bảo lãnh cũng như sau khi đã cam kết bảo lãnh cho khách hàng. Trước khi đề nghị bảo lãnh, các khách hàng nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh có hiện tượng tô hồng tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đồng thời có những thủ thuật lập dự án, phương án đề nghị bảo lãnh không lành mạnh, thiếu tính trung thực như tạo ra lãi giả, mượn cơ sở sản xuất, nâng chi phí, dùng một tài sản đảm bảo để bảo đảm bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh ở nhiều nơi. Gây những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chưa được tháo gỡ. Bên cạnh đó, sau khi được bảo lãnh, các doanh nghiệp có thể sử dụng không hiệu quả hoặc không đúng mục đích cũng là một vấn đề nan giải và khó giải quyết.

 Đối tượng bảo lãnh chủ yếu của ngân hàng vẫn là các DNNN, do vậy hình thức bảo đảm chủ yếu là tín chấp, hoặc các tài sản đảm bảo thuộc sở hữu nhà nước, nên vấn đề giải toả bảo lãnh cũng như phát mại tài sản khi rủi ro cũng có nhiều khó khăn, và rất phức tạp.

Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô

 Môi trường kinh tế trong ba năm qua có nhiều biến động phức tạp không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế, Sự biến động của các đồng tiền mạnh, tình hình trong nước cũng gặp nhiều khó khăn; nạn dịch cúm gia cầm, thiên tai lũ lụt; giá cả leo thang, đặc biệt là giá cả của các vật liệu kinh doanh như dược phẩm, dầu khí, thép, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản…Bên cạnh đó là sự biến động về lãi suất, lạm phát và các chính sách về tỷ giá, tình hình cạnh tranh lãi suất nóng bỏng giữa các ngân hàng, đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp ký hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng mà đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, giao thông với nhiều bê bối. Chính những lý do đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư bị giảm sút.

Bên cạnh đó, các quy hoạch và dự báo một số lĩnh vực lớn của nền kinh tế thiếu khoa học, phần lớn mang tính chủ quan; Trên cơ sở đó hình thành nên các dự án một cách ồ ạt được phê duyệt, triển khai, gây sức ép lên ngân hàng buộc phải bảo lãnh, hoặc thiếu hiệu quả, gây rủi ro cho bảo lãnh của ngân hàng. Nhất là trong lĩnh vực đường mía, xi măng …

Quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều tồn tại, đặc biệt là tình trạng thành lập doanh nghiệp tràn lan, hoạt động trái pháp luật, tình trạng doanh nghiệp ma, doanh nghiệp bị mất tích mà nhà nước chưa nắm bắt và quản lý sát sao được đã gây ra nhiều rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

 Mặt khác môi trường pháp lý cũng có nhiều bất cập, không phù hợp và không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động dịch vụ bảo lãnh, các yêu cầu của hội nhập kinh tế, và sự xuất hiện của các hình thức bảo lãnh mới. Đặc biệt là môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng còn thiếu, không ổn định và đồng bộ, chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của ngân hàng bảo lãnh. Mặc dù NHNN và

Chính phủ đã có nhiều sửa đổi bổ sung về đảm bảo tiền vay như nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay, nghị định 85/2002/ NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung nghị định trên, và thông tư số 07/2003/TT-NHNN theo hướng giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức tín dụng. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà cửa được triển khai chậm, thủ tục công chứng không rõ ràng và thống nhất.

Các quy định giải toả bảo lãnh còn nhiều thủ tục rườm rà, qua nhiều công đoạn nên gây khó khăn không chỉ với các doanh nghiệp mà còn với cả ngân hàng. Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc giải toả bảo lãnh của ngân hàng, nên các ngân hàng phải tự đưa ra cho mình thủ tục giải tỏa bảo lãnh, thế nên các thủ tục đó sẽ rất khác nhau ở các ngân hàng khác nhau. Do đó cũng ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng thu hút khách hàng của các ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Quốc doanh.

Do còn nhiều tồn tại trên mà hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm còn có những hạn chế trên. Do vậy để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh để đáp ứng được các nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới cũng như trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm cần phải thực thi hàng loạt các giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân trên.

Chương III : Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.DOC (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w