- Trong dạng bài về công thức bao gồm các dạng bài sau:
3.4.2. Xử lý kết quả thử nghiệm
- Sau quá trình thử nghiệm, chúng tôi phân tích, xử lí kết quả thử nghiệm:
* Về mặt định tính
Đánh giá về mặt định tính được xác định theo sự hứng thú và mức độ tích cực học tập của HS, độ bền kiến thức sau thử nghiệm và sự đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm qua các giờ dạy thử nghiệm, cụ thể:
- Về hứng thú và mức độ tích cực học tập.
Qua quá trình thử nghiệm, chúng tôi thấy tinh thần thái độ học tập của các em rất tốt biểu hiện là các em tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết những tình huống có vấn đề mà GV đưa ra, các em rất hào hứng, thích thú hoàn thành nhiệm vụ được giao và cùng hồi hộp chờ nhận xét từ phía GV. Điều này cho thấy PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề đã có hiệu quả trong
việc hấp dẫn lôi cuốn HS học tập, làm cho HS hứng thú khi học tập chủ đề “Tổ hợp – xác suất”.
- Về độ bền kiến thức sau thử nghiệm.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong bài làm của mình là các em nhớ lâu, nhớ chính xác hơn, cách giải đa dạng hơn, điều đó được thể hiện ở chất lượng bài làm của nhiều HS.
- Sự đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm của GV sau các tiết dạy thử nghiệm.
Thông qua tiết học thử nghiệm, qua trao đổi với GV, chúng tôi nhận được sự phản ánh của GV:
+ Các biện pháp sư phạm đưa ra hoàn toàn phù hợp với chủ đề “Tổ hợp – xác suất” và có thể thực hiện được.
+ Các giờ học được tiến hành theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề thu hút được nhiều đối tượng tham gia, HS tham gia các tiết học sôi nổi, nhiệt tình và hào hứng hơn.
+ Hệ thống các biện pháp giúp GV thực hiện được vai trò chủ động của người tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của HS.
+ Việc sử dụng các biện pháp sư phạm giúp HS giảm bớt những sai lầm phổ biến.
* Về mặt định lượng
- Kết quả thử nghiệm kiểm tra lần 1:
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra lần 1. Lớp Số bài kiểm Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
4
11A 41 0 0 0 0 1 4 6 16 8 5 1 7,1
2
11A 40 0 0 0 1 3 9 11 10 5 1 0 6,1
- Nhận xét:
Từ bảng trên, chúng tôi thấy: Lớp thử nghiệm có kết quả thử nghiệm cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Cụ thể: điểm trung bình của lớp thử nghiệm là 7,1 ; điểm trung bình của lớp đối chứng là 6,1. Và kết quả thử nghiệm lần 1 của lớp thử nghiệm cao hơn kiểm tra khảo sát trước thử nghiệm và so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng thử nghiệm sư phạm đã có kết quả rõ rệt. Việc tổ chức dạy học chủ đề tổ hợp – xác suất theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề đã giúp cho HS chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, các em học tập hứng thú, tích cực hơn.
Sau khi thống kê điểm chúng tôi phân loại HS thông qua bảng sau:
Bảng 3.2: Phân loại trình độ HS qua lần kiểm tra thứ nhất Lần kiểm tra số Phương án Lớp Tổng bài kiểm Điểm dưới TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi SL % SL % SL % SL % 1 Thử nghiệm 11A4 41 1 2,4 10 24,4 24 58,6 6 14,6 Đối 11A2 40 4 10,0 20 50,0 15 37,5 1 2,5
chứng - Nhận xét:
Nhìn vào bảng ta thấy rõ sự khác biệt về điểm số ở các mức độ: dưới TB, TB, Khá, Giỏi ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Ở lớp thử nghiệm số HS đạt điểm dưới TB và TB tỉ lệ thấp (dưới TB 2,4%, TB 24,4%) tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi, khá cao (khá 58,6%, giỏi 14,6%). Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm kém, TB cao hơn ở lớp thử nghiệm (dưới TB12,8%, TB 48,7%), trong khi đó điểm khá, giỏi lại thấp hơn hẳn so với lớp thử nghiệm (khá 33,3%, giỏi 5,2%). Như vậy, kết quả này cho phép khẳng định tính hiệu quả của bài thử nghiệm.
- Kết quả thử nghiệm kiểm tra lần 2:
Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra lần 2. Lớp Số bài kiểm Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 11A 41 0 0 0 0 2 4 6 17 7 4 1 7,0 5 11A 40 0 0 0 2 4 6 8 14 4 2 0 6,2 - Nhận xét:
Từ bảng trên, chúng tôi thấy: Lớp thử nghiệm có kết quả thử nghiệm cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Cụ thể: điểm trung bình của lớp thử nghiệm là 7,0; điểm trung bình của các lớp đối chứng là 6,2. Và kết quả thử nghiệm lần 2, lớp thử nghiệm cao hơn so với kiểm tra khảo sát trước thử nghiệm và so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng thử nghiệm sư phạm đã có kết quả rõ rệt. Việc tổ chức dạy học chủ đề tổ hợp – xác suất theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề đã giúp cho HS chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, các em học tập hứng thú, tích cực hơn, nâng cao chất lương dạy học.
Sau khi thống kê điểm chúng tôi phân loại HS thông qua bảng sau:
Bảng 3.4: Phân loại trình độ HS qua lần kiểm tra thứ hai Lần kiểm tra số Phương án Lớp Tổng bài kiểm Điểm dưới TB Điểm
TB Điểm khá Điểm giỏi
SL % SL % SL % SL % 1 Thử nghiệm 11A1 41 2 4,9 10 24,4 24 58,5 5 12,2 Đối chứng 11A5 40 6 15,0 14 35,0 18 45 2 5,0 - Nhận xét:
Nhìn vào bảng ta thấy rõ sự khác biệt về điểm số ở các mức độ: dưới TB, TB, Khá, Giỏi ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng.
Ở lớp thử nghiệm số HS đạt điểm dưới TB và TB tỉ lệ thấp (dưới TB 4,9%, TB 24,4%), tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi, khá cao (khá 58,5%, giỏi 12,2%).
Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm kém, TB cao hơn ở lớp thử nghiệm (dưới TB 15,0%, TB 35,5%), trong khi đó điểm khá, giỏi lại thấp hơn
hẳn so với các lớp thử nghiệm (khá 45%, giỏi 5,0%). Như vậy, kết quả này cho phép khẳng định tính hiệu quả của bài thử nghiệm. Rõ ràng, sau quá trình dạy thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất thì kết quả học tập chủ đề “Tổ hợp – xác suất” của HS lớp thử nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng.
3.5. Kết luận
Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thử nghiệm, chúng tôi tiến hành thử nghiệm sư phạm tại lớp thử nghiệm 11A4 và lớp đối
chứng 11A2 ở trường THPT Yển Khê vào học kì 2 năm học 2012 – 2013. Quá
trình thử nghiệm cùng với những kết quả về định tính và định lượng cho phép rút ra những kết luận sau:
Các biện pháp sư phạm được trình bày trong chương 2 là hoàn toàn phù hợp với nội dung của chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 THT; thực hiện dạy học chủ đề này theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề đảm bảo lí luận của phương pháp và của chủ đề, phù hợp với điều kiện thực tế của của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Việc sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề không ảnh hưởng tới tiến trình của hoạt động giảng dạy môn Toán.Việc sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề Tổ - Xác suất đã góp phần:
+ Giúp GV sử dụng thành thạo hơn PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề “Tổ hợp – xác suất”.
+ Tạo cho HS tính tự giác, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động tìm ra kiến thức mới trong quá trình học tập; giúp HS nâng cao năng lực hợp tác và giao tiếp; phát triển khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của HS; tạo hứng thú học tập và nghiên cứu cho HS.
Tóm lại, kết quả thử nghiệm sư phạm cho thấy tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp sư phạm và nó đã được kiểm nghiệm và bước đầu được khẳng định.
KẾT LUẬN
Trong dạy học nói chung, dạy học ở trường THPT nói riêng, HS được coi là nhân vật trung tâm, mọi hoạt động dạy học cần phải hướng vào HS, hướng vào việc khai thác tiềm năng trí tuệ của các em. Quá trình nghiên cứu chúng tôi thu được một số kết quả sau:
1. Làm rõ cơ sở lý luận của PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề.
2. Làm rõ một số khó khăn của GV khi vận dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề vào DH chủ đề “Tổ hợp – xác suất”. Xác định được một
trong các khó khăn chính đối với họ là thiếu các tài liệu định hướng việc vận dụng lý luận PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học các chủ đề cụ thể của môn Toán.
3. Đề xuất 3 biện pháp sư phạm thực hiện DH chủ đề “Tổ hợp – xác suất” theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề. Các biện pháp gắn bó mật thiết với nhau. Trong đó, việc sử dụng phối kết hợp DH phát hiện và giải quyết vấn đề với các phương pháp khác là một trong các vấn đề được chú trọng. Hệ thống ví dụ trong các biện pháp được chọn lọc từ các tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung chương trình, đảm bảo cho biện pháp được khả thi trong thực hiện.
4. Kết quả thử nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định tính khả thi các biện pháp sư phạm. Các biện pháp sư phạm phù hợp với lí luận của chủ đề và điều kiện thực tế các trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Đóng góp của khóa luận là đã đưa ra các biện pháp sư phạm DH chủ đề “Tổ hợp – xác suất” theo PPDH phát hiện và giải quyêt vấn đề. Các kết quả đó đã góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ dạy học hướng tới mục tiêu dạy học môn Toán ở trường PT.
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho GV toán THPT, sinh viên các trường sư phạm sử dụng đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học chủ đề “Tổ hợp – xác suât” lớp 11 THPT.