Sự giao lƣu văn hĩa Ấn độ:

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá Đông Nam Bộ trên các chương trình truyền hình (Trang 28 - 30)

Qúa trình hình thành Vương quốc Chămpa cũng là qúa trình giao lưu với văn hĩa Ấn độ. Sau khi người Chăm lập quốc thì người Ấn Độ đến mỗi lúc một đơng để buơn bán hương liệu và truyền đạo. Do vậy nền văn hĩa Chăm ngồi sự kế thừa văn hĩa Sa Huỳnh cịn chịu ảnh hưởng văn hĩa Ấn độ nhiều khía cạnh. Nĩi đến ảnh hưởng của văn hĩa Ấn độ đối với văn hố Chăm thì phải nĩi đến sự du nhập của Bàlamơn giáo. Văn hĩa Chăm bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng để lại dấu ấn nỗi bật nhất là: Tơn giáo, Kiến trúc và Điêu khắc. Và nĩi đến văn hĩa Chăm khơng thể khơng nĩi đến Tháp Chàm, phần lớn đều cĩ hình ngọn núi. Đối với người Chăm, chúng tượng trưng cho thiên nhiên miền Trung núi non trùng điệp. Trong tính cách của văn hĩa Chăm thì núi mang tính dương. Do vùng địa lý sinh sống người Chăm dưới là biển trên là núi rừng; khí hậu khắc nghiệt nắng hạn lũ lụt mỗi năm; đất đai thì khơ cằn chĩ ăn đá gà ăn muối. Con người phải luơn vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn, đã rèn cho người Chăm tính hiếu chiến, thượng võ, chất dương tính khá rõ nét trong văn hĩa Chăm. Do vậy mà vật thờ phổ biến trong tín ngưỡng người Chăm là Linga, cĩ nghĩa là sinh thực khí nam. Tuy vậy do thái độ trọng nữ của văn hố bản địa, của cư dân nơng nghiệp Đơng Nam Á, vẫn cĩ một dịng âm tính mạnh mẽ khơng kém trong văn hĩa Chăm, thể hiện qua những tượng nữ Thần với những bầu vú căng trịn. Người Chăm vẫn theo chế độ Mẫu hệ, vẫn thờ các nữ Thần như thờ Quốc mẫu ở Nha Trang, Mẹ xứ rừng ở Phan Rang, Thiên Yana Thánh Mẫu ở Huế, bà Chúa Xứ ở Châu đốc. Ngồi ra tục thờ cúng tổ tiên ơng bà vẫn tồn tại và phát triển.

Sự tồn tại song song giữa 2 dịng âm và dương tính này khiến ta liên tưởng đến cuộc sống đầy khắc nghiệt của người dân Chăm, phải đối chọi với thiên nhiên, một bên là biển sâu, một bên là núi cao rừng thẳm.

Tĩm lại, dù chịu ảnh hưởng khá sâu văn hĩa Ấn độ, văn hĩa Chăm vẫn tốt lên bản sắc của văn hĩa bản địa. Nĩi như Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “ Vũ điệu và âm nhạc Chăm vừa phản ảnh cái bao la của biển cả; vừa hàm chứa cái bí ẩn, cái hắt hiu của núi rừng miền Trung khi đêm xuống”.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá Đông Nam Bộ trên các chương trình truyền hình (Trang 28 - 30)