Khơng gian văn hố Đồng nai:

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá Đông Nam Bộ trên các chương trình truyền hình (Trang 41 - 42)

Theo những ghi chép trong cuốn Gia Định Thành Thơng Chí của Trịnh Hồi Đức hay Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đơn, khơng gian của tồn bộ khu vực Đồng nai thời gian đầu nằm trong cả miền Đơng Nam Bộ rộng lớn. Các cư dân thời tiền sử cũng biết tập trung tại những nơi dễ sinh sống như thung lũng cạnh núi lửa đã tắt hay bên những con sơng, nơi mà nhu cầu sinh sống của họ dễ được đáp ứng.

Căn cứ vào kết quả khảo cổ, các chuyên gia đốn định lưu vực sơng Đồng nai đã cĩ con người cư trú từ cách nay khoảng 700 ngàn năm đến 300 ngàn năm. Song chưa cĩ tư liệu nào ghi vùng đất này thuở ấy gọi là gì? Từ thủa ban đầu, nhờ cĩ cơng cụ lao động mà lớp người cổ Đồng nai sống quần tụ thành những quần thể nhỏ, bầy người nguyên thủy nương tựa vào nhau. Tại hàng loạt các địa điểm ở Đồng nai, người ta đã phát hiện được những cơng cụ lao động của người cổ, đĩ là những hiện vật thuộc thời đại đồ đá cũ, thời đại lịch sử đầu tiên và chiếm khoảng thời gian dài nhất trong xã hội lồi người. Trong quá trình lao động và sáng tạo, cư dân tiền sử ở đây đã để lại rất nhiều hiện vật, những cơng cụ lao động thơ sơ bằng đá, cư dân tiền sử đã sử dụng những cơng cụ lao động đĩ để khai thác gỗ và dựng thành những ngơi lều chắc chắn hơn. Cũng chính vì vậy mà những hiện vật tìm thấy ở những niên đại sau lại rộng khắp và phong phú hơn nhiều.

Vào thời sơ kỳ kim khí, một trong những thành tựu của Đồng nai cổ đã xuất hiện, đĩ chính là những chiếc qua đồng, nĩ cĩ thể giúp cư dân tiền sử hoạt động nơng nghiệp, đánh lại thú dữ và tham gia vào những cuộc hỗn chiến. Những chiếc

qua đồng được tìm thấy rất nhiều tại một địa điểm nằm ở phía Tây Bắc trong khu vực Đồng nai rộng lớn. Phát hiện về qua đồng Long giao cho thấy người cổ Đồng nai đã biết nghề luyện kim đạt tới trình độ cao. Sự thể hiện tài tình các hoa văn trang trí trên qua đồng thể hiện ĩc thẩm mỹ, sự sáng tạo của những con người tài năng. Đấy là thành quả của một phức hợp kỹ thuật nghệ thuật đỉnh cao của người tiền sử Đồng nai. Người ta đã tìm thấy dấu vết của một hoạt động văn hĩa ở mức độ cao của cư dân tiền sử Đồng nai. Đĩ chính là bộ đàn đá tìm thấy ở Bình đa, được gọi là đàn đá Bình Đa. Việc phát hiện đàn đá Bình Đa là một dấu nối quan trọng trong lịch sử nghiên cứu về một loại nhạc cụ độc đáo này trên lãnh thổ Việt nam. Đây là một sản phẩm văn hĩa tiêu biểu và độc đáo của cư dân trên đất Đồng nai.

Cùng với bước tiến chung của nhân loại, cư dân tiền sử ở Đồng nai đã trải qua một chặng đường gập ghềnh ban đầu để rồi những lớp hậu thế lại viết tiếp lịch sử cho vùng văn hĩa rộng lớn. Vùng đất Đồng nai cĩ thể xem là một trong những chiếc nơi của buổi bình minh xã hội lồi người. Sự xuất hiện của người cổ với nền văn minh tiền sử phát triển đã đánh dấu một thời kỳ lịch sử quan trọng trong tiến trình hồn thiện của nhân loại. Cĩ thể nĩi, vùng đất Đồng nai cĩ đủ thiên thời - địa lợi - nhân hồ, mà dân gian thường gọi là "đất lành chim đậu". Nơi này là điểm hội tụ các cộng đồng cư dân, giao lưu và phát triển kinh tế, văn hĩa khá liên tục trải qua các thời kỳ lịch sử, một vùng đất mở cho cộng đồng Việt từ đàng ngồi vào khai phá, mở mang.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá Đông Nam Bộ trên các chương trình truyền hình (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)