TRUYỀN THỐNGTRONG BỐI CẢNH KINH TẾ HÀNG HĨA VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá Đông Nam Bộ trên các chương trình truyền hình (Trang 108)

III/ Vai trị của báo chí trong xây dựng nền văn hố Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

TRUYỀN THỐNGTRONG BỐI CẢNH KINH TẾ HÀNG HĨA VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG

VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG

Cao Tự Thanh

Chấp nhận việc hội nhập và cạnh tranh với thế giới như một con đường phát triển. Việt Nam phải bắt đầu từ một xuất phát điểm bất lợi về nhiều mặt trong đĩ cĩ sự lạc hậu về trình độ và sự bất cập trong tổ chức cảu các hệ thống khoa học, giáo dục và thơng tin, điều này khiến việc tiếp nhận kỹ thuật, cơng nghệ và phương pháp tiếp nhận luơn cả nhiều giá trị văn hĩa, tinh thần, nhiều yếu tố lối sống hiện đại để thích ứng với hiện trạng và theo kịp với xu thế của nền sản xuất mĩi. Cơ cấu sản xuất xã hội với hệ thống giá trị mới này giúp Việt Nam hội nhập mau hơn, mạnh hơn vào thế giới hiện đại, đồng thời tạo ra những nét mới trong bản sắc văn hĩa dân tộc nhưng mặt khác sự hình thành một cách đột biến với nhiều yếu tố ngồi sinh của nĩ cũng tạo ra những nét đứt gẫy trong tiến trình văn hĩa, đưa tới nguy cơ xa ra truyền thống và quên lãng cội nguồn. Đáng nĩi là khác với những thời kỳ ngọai bang chiếm đĩng và thống trị, tình hình này lại hồn tồn ăn khớp với những động thái kinh tế, xã hội, chủ yếu hị6n nay trong đất nước và vì vậy cũng định hình như một thực trạng tất yếu, đồng thời nổi lên như một khuynh hướng chủ đạo. Dĩ nhiên trong qua trình phát triển tự nhiên của các nền văn hĩa luơn cĩ một sự đối lập giữa việc sáng tạo và tiếp nhận các giá trị mới đối với việc chọn lọc, kế thừa giá trị vốn cĩ. Tĩm lại là giữa việc kế thừa và canh tân truyen thống, nhưng sự đối lập tất yếu này ở Việt Nam đang trở thành một vấn đề lịch sự, một thách đố thời đại đối với sự phát triển vững chắc và lâu dài của đất nước. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa truyen thống hiện nay, do đĩ cần được nhận thức một cách phù hợp với xu thế thời đại nhưng phải bắt đầu từ hiện trạng quốc gia.

Trước hết, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của văn hĩa dân tộc hiện nay được đặt trong bối cảnh sự thắng thế của kinh tế hàng hĩa, và cơ chế thị trường. Phải nĩi lịng yêu nước, ý thức dân tộc đã giúp nhân dân và trí thức Việt

Nam nhiều đời nay thường xuyên quan tâm đến vấn đề bảo vệ bản sắc và kế thừa truyền thống. Đây cũng là một yếu tố gĩp phần làm nên sức sống bền bỉ của văn hĩa dân tộc. Nhưng thật ra các giá trị truyền thống chỉ cĩ thể tồn tại và phát triển trong đời sống hiện tại một khi chúng đem lại những lợi ích cụ thể xác định, kể cả những lợi ích kinh tế cho tồn thể xã hội hay ít ra cũng là cho giai cấp cầm quyền, chẳng hạn, khơng là gì mà bánh chưng bánh dầy từ thời vua Hùng hiện vẫn được phổ biến rộng rãi hơn so với Bạch vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Trúc Lâm tơng chí nguyên thanh của Ngơ Thì Nhậm... Rõ ràng trong mơi trường của kinh tế hàng hĩa hiện nay, muốn bảo tồn các giá trị văn hĩa truyền thống thì phải tạo ra cho chúng khả năng tái xuất mở rộng chính mình cũng như những thực thể sống, những yếu tố cấu thành của xã hội hiện đại, chứ khơng phải như những hiện vật may mắn cịn giữ được và trưng bày trong Bảo tàng. Dĩ nhiên kinh tế thì trường mở ra cho tất cả mọi người những khả năng to lớn để đạt tới mức mục tiêu của mình nên về mặt lý thuyết thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống ở đây cĩ thể huy động tất cả các giá trị, lực lượng và quá trình xã hội, sử dụng tất cả tổ chức, quan hệ và thiết chế xã hội làm phương tiện, nhưng mặt trái của vấn đề lại là cũng chính trong mơi trường này các giá trị truyền thống được bảo tồn và phát triển luơn luơn đối mặt với nguy cơ tha hĩa vì khuynh hướng thương mại hĩa. Ví dụ: một số biểu hiện lệch lạc và tiêu cực trong nhiều lễ hội truyền thống vài năm nay. Thực tế này một mặt cho thấy hàng hĩa là đường hướng duy nhất đúng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống hiện tại, nhưng mặt khác cũng cần cĩ một cơ chế kiểm tra kiểm sĩat chặt chẽ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hiện tượng nhân danh truyền thống để đầu cơ văn hĩa hay lợi dụng văn hĩ để phát mạt tiền nhân.

Thứ hai, cần nhấn mạnh rằng khơng thể tìm đựơc một con đường phát triển thực sự tốt đẹp cho văn hĩa Việt Nam phía sau cánh cửa truyền thống, nên việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống hiện nay khơng thể tách rời với việc xây dựnt một nền văn hĩa tiên tiến, nhưng một nền văn hĩa tiên tiến đúng nghĩa khơng phải chỉ cần một lý tưởng xã hội cao đẹp, một định hướng phát triển đúng đắn, mà

cịn phải tồn tại tren cơ sở một hệ thống xã hội tương ứng, trong đĩ nổi bật là yếu tố lối sống và các chuẩn mực về lối sống. Dễ nhận ra rằng, áp lực của kinh tế thị trường và tiến bộ kỹ thuật đè lên một xã hội vừa ra khỏi thời kỳ bao cấp đang tạo ra những thay đổi tồn diện và to lớn, mà nổi bật là sự chuyển dịch cơ cấu giá trị trong lối sống con người Việt Nam, đưa tới nhiều sai lệch chuẩn mực xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực, trên phương diện này, nhưng đáng chú ý là chính sự sai lệch, vi phạm các chuẩn mực lối sống và đạo đức tốt đẹp truyền thống đã tạo ra mơi trường phát triển, cho những tiêu cực của kinh tế thị trường, ảnh hưởng bất lợi đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống. Bên cạnh đĩ khi kinh tế thị trường đã xĩa bỏ cơ chế bao cấp như phương thức sống thì nhiều giá trị đạo đức và lối sống tốt đẹp gắn liền với lịch sử chống Pháp và chống Mỹ dường như cũng ít nhiều bị lãng quên. Phải thẳng thắn để thừa nhận rằng cơ chế bao cấp kéo dài sau 1975 đã làm nảy sinh trong xã hội hai tệ nạn là thĩi vơ trách nhiệm đạo đức giả, nhưng ít ra trong mơi trường mà đồng tiền hồn tồn khơng phải là thước đo về giá trị cá nhân, tài năng và sự thành đạt thì người ta cũng biết tơn trọng pháp luật và coi trọng dư luận hơn ngày nay. Sự đột biến ít nhiều mang tính đứt gãy trên phương diện lối sống ở đây tác động phức tạp tới tất cả các hoạt động, thiết chế và quan hệ xã hội, nên khơng phải hồn tồn ngẫu nhiên mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khĩa VIII tháng 7/1998 đã nhấn mạnh: “từ nay tới năm 2000, đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hĩa lành mạnh trong xã hội”. Rõ ràng, việc bảo ton phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống hiện nay cần bắt đầu từ chỗ xây dựng một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với quyền lợi văn hĩa lâu dài của dân tộc, nghĩa là từ chổ bảo vệ và phát triển văn hĩa Việt Nam. Đây chính là biện pháp xã hội hĩa hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống, vì chỉ khi được phổ biến rộng rãi đủ mức cần thiết trong thực tế đời sống, các giá trị ấy mới cĩ thể phát huy tác dụng xã hội đích thực của chúng, giúp con người Việt nam hịa nhập trọn vẹn vào thế giới hiện đại mà khơng đánh mất chính mình.

Thứ ba, sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay cịn đang dẫn tới việc thay đổi mức sống và lối sống ở nhĩm các xã hội và khu vực khác nhau. Việc điều hịa mâu thuẫn giữa những khác biệt nĩi trên dĩ nhiên cần tới hệ thống chính sách xã hội, nhưng trong phạm vi việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống thì cần phải nhấn mạnh vai trị của hoạt động nghiên cứu và giáo dục. Phải thừa nhận rằng ở đây hoạt động nghiên cứu chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nhưng hoạt động giáo dục lại càng chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phổ biến kết quả nghiên cứu. Tạm gác ra một bên các hạn chế cĩ những nguyên nhân mà quá khứ để lại, nhìn chung hệ thống giáo dục hiện nay đang bị giằng xé bởi mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu đao tạo lực lượng kỹ thuật – quản lý phục vụ nhu cầu sản xuất trước mắt và một bên là yêu cầu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa đáp ứng chiến lược phát triển lâu dài, và chính việc giải quyết khơng đúng đắn mâu thuẫn này đã đưa tới những bế tắc của ngành giáo dục Việt Nam nĩi chung và sự yếu kém của nĩ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống nĩi riêng. Khơng nĩi tới các học sinh đại học sắp bước vào đời, ngay cả các học sinh trung học thậm chí, tiểu học cũng bị ném vào cơ chế thị trường với những cuộc chạy đua dường như khơng bao giờ dứt về thời lượng học tập nhưng mặc dù vậy chất lượng học tập và kiến thức cơ bản cua học sinh về các mơn khoa học xã hội nhân văn, sử triết từ trung học tới đại học vẫn khơng được nâng cao nếu khơng nĩi là giảm sút. Tình hình này dĩ nhiên cĩ phần trách nhiệm của giới nghiên cứu, song cần nhắc lại rằng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn là một hệ thống sản xuất tinh thần đặc biệt, ở đĩ tất cả các khâu sản xuất và tái sản xuất mở rộng phân phối và tiêu dùng sản phẩm đều phải thơng qua hệ thống thơng tin và giáo dục mới cĩ thể được phổ biến, thẩm định và phát huy tác dụng xã hội của chúng. Để hồn thành một cơng trình nghiên cứu về văn hĩa truyền thống thì chỉ cần cĩ một hay một nhĩm người nhất định, nhưng để cơng trình ấy đạt được hiệu quả xã hội thì phải cần cả một hệ thống xã hội với các yếu tố pháp lý và tổ chức, vật chất và kỹ thuật đồng bộ, điều này đặt ra hàng loạt yêu cầu quy chế hĩa các hoạt động nghiên cứu, phổ

biến và giáo dục trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống hiện nay.

Sau cùng, bước vào thời kỳ mở cửa trên một căn bản nghèo nàn về kinh tế và lạc hậu kỹ thuật, các giá trị văn hĩa truyền thống Việt Nam cũng khơng cĩ nhiều ưu thế trong việc cạnh tranh với các giá trị hiện đại và ngoại nhập để khẳng định mình. Cho nên quan sát thực trạng văn hĩa Việt Nam đương đại, dễ nhận thấy ở nhiều nhĩm xã hội, nhiều khu vực thành thị xuất hiện khuynh hướng chạy theo các tiêu chuẩn và giá trị đương đại của văn hĩa phương Tây. Đây là chưa nĩi đến việc tiếp nhận và phổ biến các gái trị phản văn hĩa... Dĩ nhiên, trong thời đại hiện nay văn hĩa Việt Nam khơng thể phát triển mà khơng đẩy mạnh sự giao lưu tồn diện với quốc tế, nên cần tránh những khuynh hướng bất ngoại hay phục cơ, cực đoan, nhưng trong thực tế thì nhiều khi người ta cũng phải chạnh lịng, chẳng hạn những bộ phim Trung Quốc như Tam Quốc; Thủy Hử tràn ngập trên các kênh truyền hình mà những thước phim lấy đề tài lịch sử Việt Nam các thế kỷ trứơc thì hầu như vẫn hịan tồn chưa xuất hiện. Việc nhiều giá trị văn hĩa truyền thống Việt Nam đang bị đẩy lùi trên chính quê hương và bởi chính người nhà hiện nay, là vì chúng chưa được hàng hĩa một cách cụ thể và trọn vẹn. Cho nên để bảo tồn và phát huy giá trị văn hĩa truyền thống phải đẩy mạnh, các hoạt động xuất bản, in ấn, sản xuất băng đĩa phục vụ cơng tác này một cách năng động và tích cực, tạo điều kiện cho chúng hồn tất được vịng quay văn hĩa – kinh tế văn hĩa trong quỹ đạo tái sản xuất mở rộng chung của kinh tế hàng hĩa và cơ chế thị trường.

Với những đặc điểm và quy luật của nĩ, kinh tế hàng hĩa với cơ chế thị trường đang khơng ngừng tác động phức tạp đến sự phát triển văn hĩa nĩi chung và việc bảo tồn các giá trị truyền thống trong văn hĩa dân tộc ở Việt Nam hiện nay nĩi riêng. Đây là một hiện thực khơng thể né tránh, nền văn hĩa Việt nam cũng khơng cịn là cách lựa chọn khác ngịai việc tập cách sống chung với kinh tế thị trường. Tuy nhiên, văn hĩa tự nĩ là sự lựa chọn, một thái độ của con người đối với thế giới, nên nếu tiến hành việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống theo đường hướng hàng hĩa hĩa, xã hội hĩa, quy chế hĩa và vật phẩm hĩa một cách chủ

động và tích cực, đồng bộ và nhất quán, chắc chắn con người Việt Nam sẽ cĩ thêm những điều kiện mới để vừa cĩ thể xây dựng một nền kinh tế hàng hĩa phát triển vừa cĩ thể tiếp tục ngẩng cao đầu nhìn thế giới với một nền văn hĩa truyền thống 4.000 năm.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá Đông Nam Bộ trên các chương trình truyền hình (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)