Đánh giá về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người/ tháng:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HOÁ.DOC (Trang 34 - 41)

I KHÁ QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KNH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X MĂNG BỈM SƠN TRONG GA ĐOẠN

1. Đánh giá về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người/ tháng:

đầu người/ tháng:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP xi măng Bỉm Sơn từ 2003 – 2008

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2003 2004 2005 2006 2007 2008Doanh thu Tỷ đồng 1.307,1 1.560,2 1.553,2 1.602,8 1.547,0 1.936,1 Doanh thu Tỷ đồng 1.307,1 1.560,2 1.553,2 1.602,8 1.547,0 1.936,1

Tốc độ tăng doanh thu % 16,22 - 0,44 3,16 -3,43 25,15

Nộp ngân sách Tỷ đồng 83,664 89,129 99,821 88,152 88,920 84,327

(Nguồn: phòng kế toán thống kê tài chính và phòng kinh tế kế hoạch )

Từ bảng trên ta có một số nhận xét như sau:

- Tổng doanh thu tăng giảm, biến động không đều qua các năm:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu của CTCP xi măng Bỉm Sơn qua các năm 2003 – 2008 1.307, 14% 1.56, 16% 1.553, 16% 1.602, 17% 1.547, 16% 1.936, 21%

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu của CTCP xi măng Bỉm Sơn có biến động rất lớn qua các năm, doanh thu tăng đều từ năm 2003 đến 2006, giảm ở năm 2007 và tăng mạnh vào năm 2008. Có kết quả như vậy là do trong giai đoạn những năm 2003 – 2005, doanh thu của Công ty phần lớn là do sự ảnh hưởng của sản lượng, còn giá trong những năm đó không có sự biến động mạnh, giữ chủ yếu ở mức giá khoảng 600.000đồng/tấn. Bắt đầu từ năm 2006, Công ty tiến hành đi vào cổ phần hóa, được tự chủ hơn về việc tìm kiếm thị trường nên khả năng tiêu thụ có tăng lên. Năm 2007, Công ty đã áp dụng một số chính sách thuế, đồng thời cải cách hệ thống bán hàng nên hầu hết các đại lý bán hàng vẫn chưa thích nghi được với hình thức bán hàng mới. Đến năm 2008, mọi sự thay đổi đã đi vào khuôn khổ, các đại lý đã quen dần với cung cách bán hàng mới nên kết quả kinh doanh đã có sự cải thiện đáng kể.

Phần lớn doanh thu của Công ty là từ xi măng bao còn các sản phẩm khác như xi măng bột, clinker chiếm tỷ lệ rất ít trong cơ cấu doanh thu.

- Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm và không có những biến động đáng kể. Mặc dù công tác tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn do giá bán giảm nhưng do việc quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên lợi nhuận ngày càng cao.

- Tỷ lệ nộp ngân sách của Công ty tăng giảm thất tjhường:

Tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước của Xi măng Bỉm Sơn có mức biến động đáng kể, như tỷ lệ nộp ngân sách cao nhất trong giai đoạn này là năm 2005 với mức tăng là 12% còn năm 2006 lại giảm đột ngột là 11.69%, tuy nhiên sự biến động đó hoàn toàn phù hợp với sự tăng giảm, biến động của lợi nhuận qua các năm trong giai đoạn này.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nộp ngân sách của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008 6.53 12 0.87 -11.69 -5.17 -15 -10 -5 0 5 10 15 2004 2005 2006 2007 2008

(Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch và kế toán thống kê tài chính)

- Thu nhập bình quân 1 tháng của các cán bộ công nhân viên trong Công ty

có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng trung bình, không cao. Cao nhất là năm 2007 tăng được 609 nghìn đồng/ người, còn thấp nhất là năm 2006 chỉ tăng được 135 nghìn đồng/ người.

Năm 2007 là năm Công ty có những thay đổi cơ bản về công tác tổ chức và nhân sự. Chuyển đổi chi nhánh thành Văn phòng đại diện; bổ nhiệm, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty; giải quyết chế độ chính sách cho 143 người (chủ yếu là lao động dôi dư ở các chi nhánh) và tiếp nhận 62 lao động (trong đó có 61 trường hợp là đổi hạt bố mẹ về con vào). Chính vì vậy đã cắt giảm được một số khoản chi phí cùng với đó là sự thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, thu được nhiều lợi nhuận nên mức lương của các cán bộ trong năm 2007 đã được cải thiện đáng kể. Tạo động lực, khuyến khích người lao động hăng say hơn, yêu công việc của mình hơn, giúp cho tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một đi lên.

Biêu đồ 2.3: Mức tăng thu nhập bình quân/ tháng của CBCNV CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008

235 398 398 135 609 325 0 100 200 300 400 500 600 700 2004 2005 2006 2007 2008

Năm 2007 là năm Công ty có những thay đổi cơ bản về công tác tổ chức và nhân sự. Chuyển đổi chi nhánh thành Văn phòng đại diện; bổ nhiệm, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty; giải quyết chế độ chính sách cho 143 người (chủ yếu là lao động dôi dư ở các chi nhánh) và tiếp nhận 62 lao động (trong đó có 61 trường hợp là đổi hạt bố mẹ về con vào). Chính vì vậy đã cắt giảm được một số khoản chi phí cùng với đó là sự thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, thu được nhiều lợi nhuận nên mức lương của các cán bộ trong năm 2007 đã được cải thiện đáng kể. Tạo động lực, khuyến khích người lao động hăng say hơn, yêu công việc của mình hơn, giúp cho tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một đi lên.

Tuy mức thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty có tăng chứng tỏ đời sống của họ có tăng lên song vẫn không đáng kể. Năm 2007 có tăng nhưng trong điều kiện giá cả lương thực, thực phẩm và tất cả các mặt hàng đều tăng thì mức tăng đó cũng không thể bù đắp được. Do đó, mục tiêu những năm sắp tới của Công ty cần phải đạt được là nâng cao hơn nữa thu nhập của cán bộ công nhân viên. Từ đó nâng cao đời sống lao động của Công ty nó riêng và của xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HOÁ.DOC (Trang 34 - 41)