Điểm mạnh và điểm yếu của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HOÁ.DOC (Trang 74 - 76)

I – PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X MĂNG BỈM SƠN SAU CỔ PHẦN HÓA:

2.Điểm mạnh và điểm yếu của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa:

phần hóa:

Qua phân tích năng lực hiện tại trong nội bộ Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, có thể rút ra một số các điểm mạnh và điểm yếu cơ bản như sau:

2.1. Điểm mạnh:

CTCP xi măng bỉm Sơn đã áp dụng hình thức các kênh phân phối qua các trung gian thương mại, đã thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đến đại lý và người tiêu dùng cuối dùng.

Đã áp dụng thương mại điện tử trong quá trình kinh doanh, hầu hết máy tính trong Công ty đã được nối mạng internet. Ngoài ra, Công ty cũng đã đầu tư rất nhiều vào công tác quảng cáo như phát trên kênh VTV1, VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam, trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam và trên các bano quảng cáo ngoài trời dọc quốc lộ 1A,… Điều đó, đã tạo cho Công ty có một lợi thế cạnh tranh rất lớn khi để cho người tiêu dùng dễ dàng biết đến sản phẩm xi măng nhãn hiệu “Con Voi” của mình.

Công ty cũng rất chú trọng tới chiến lược nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Nên hiện nay, CTCP xi măng Bỉm Sơn có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao. Mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, đội ngũ nhân viên nhạy bén, nhiệt tình đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cũng đang được trẻ hóa, nhằm đáp ứng được phần nào sự nhạy bén của thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

Hơn nữa, Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành xi măng, với bề dầy hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng, sản phẩm đã có uy tín lâu năm trên thị trường. Thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn đã được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy.

Công ty còn có một lợi thế là một trong những thành viên hàng đầu của Tổng công ty xi măng Việt Nam, nên đã được sự ưu ái cũng như giúp đỡ rất lớn về công tác sản xuất, kinh doanh hay quản lý. Đó là một trong những lợi thế mà CTCP xi măng Bỉm Sơn có được trong quá trình cạnh tranh để khẳng định vị thế của mình trên thị trường so với các đối thủ.

2.2. Điểm yếu:

Trong giai đoạn này, CTCP xi măng Bỉm Sơn vẫn đang trong quá trình hoàn thiện công tác cổ phần hóa nên việc sắp xếp, bố trí lại các vị trí nhân sự vẫn chưa thực sự đúng đắn, nhiều vị trí chưa phát huy hết được chức năng và nhiệm vụ công tác của mình. Việc cổ phần hóa đối với Công ty vẫn chỉ mang tính chất “bình cũ rượu mới”.

Trong nội bộ Công ty, bộ máy tổ chức quản lý còn quá cồng kềnh so với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, nhiều ban, bệ, nhiều thủ tục hành chính rườm rà chưa được sửa đổi đã làm cho Công ty không thể năng động, linh hoạt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Trình độ cán bộ quản lý thấp, hạn chế trong tiếp cận với những kiến thức và phong cách quản lý hiện đại. Một số cán bộ còn có cách làm việc theo kiểu quan liêu bao cấp, gây khó khăn cho việc giải quyết các công việc cũng như sự phát triển của Công ty.

Bên cạnh đó, CTCP xi măng Bỉm Sơn cũng không tránh khỏi thực trạng như các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa ở nước ta hiện nay, đó là: năng lực marketing còn rất yếu kém, hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư đúng mức và đúng cách, chưa tổ chức nghiên cứu thị trường một cách khoa học. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty đặc biệt trên thị trường “mở” như hiện nay.

Trong những năm qua, CTCP xi măng Bỉm Sơn đã có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản,.... Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện trong Công ty vẫn còn tồn tại đan xen các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản còn dây dưa, chưa dứt điểm, dẫn đến sự hoang phí và tốn kém nguồn lực của Công ty.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HOÁ.DOC (Trang 74 - 76)