Cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HOÁ.DOC (Trang 70 - 74)

I – PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X MĂNG BỈM SƠN SAU CỔ PHẦN HÓA:

1. Cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa:

I – PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN SAU CỔ PHẦN HÓA: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN SAU CỔ PHẦN HÓA:

1. Cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa: hóa:

Từ phân tích môi trường vĩ mô tác động đế CTCP xi măng Bỉm Sơn, có thể vạch ra được những cơ hội và thách thức trên con đường phát triển của Công ty trong thời gian tới như sau:

1.1. Cơ hội:

Nhu cầu tiêu dùng xã hội ở nước ta ngày càng cao. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu xây dựng phát triển các ngành công nghiệp và nền kinh tế nói chung đều rất lớn, ước tính nhu cầu xây dựng bình quân trong giai đoạn 2001 – 2010 có giá trị khoảng 17 – 21 tỷ USU/ năm. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp về bên xây dựng như xi măng, sắt, thép,… đầu tư đổi mới, phát triển và mở rộng sản xuất.

Sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng ở nước ta trong tương lai là một cơ hội rất lớn cho CTCP xi măng Bỉm Sơn ngày một phát triển. Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng của nước ta đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đầy đủ nhu cầu xi măng trong nước và dành một phần để xuất khẩu; nhanh chóng đưa ngành công nghiệp xi măng trở thành ngành công nghiệp phát triển mạnh, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa –

hiện đại hóa đất nước. Theo dự báo nhu cầu xi măng trong nước đến năm 2015 là 63 triệu tấn/ năm và năm 2020 là 70 triệu tấn/ năm. Với công suất hiện tại và đáp ứng đuợc nhu cầu này thì đến năm 2010 chúng ta phải xây dựng thêm 12 nhà máy xi măng loại 2 triệu tấn/ năm và 40 nhà máy đến năm 2020. Như vậy, với tiềm năng còn rất lớn của thị trường xi măng trong nước, cùng với chiến lược phát triển mở rộng, nâng cao công suất nhà máy lên 3,8 triệu tấn/năm, Công ty Xi măng Bỉm Sơn tự tin sẽ vững bước phát triển, giành được sự tin cậy của khách hàng, giữ vững và nâng cao được thị phần, xứng đáng là một trong những lá cờ đầu của ngành xi măng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

Hơn nữa, việc hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới cũng tạo cho nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có cơ hội để học hỏi và phát triển. Nước ta đã là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn lớn trên thế giới như: WTO, ASEAN, APEC, AFTA,… Nó sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tranh thủ đầu tư và học hỏi kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực.

Hiện nay do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nước ta vẫn có một môi trường kinh tế ổn định, tăng trưởng tuy giảm so với năm trước nhưng với mức tăng trung bình đạt gần 7% đúng theo kế hoạch đã đề ra cũng là một mức tăng trưởng cao. Phấn đấu trong giai đoạn 2006 – 2010 hoàn thành mức tăng trung bình đạt 8%. Hơn nữa, nước ta còn có một môi trường kinh doanh an toàn và ổn định, điều đó sẽ kích thích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy cạnh tranh và tạo đà cho sự phát triển của mọi ngành nghề trong đó có ngành sản xuất kinh doanh xi măng.

Bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của khoa học hiện nay đã tạo ra nhiều phương thức sản xuất kinh doanh mới, linh hoạt hơn, tiết kiệm được chi phí hơn mà chất lượng sản phẩm lại cao hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thông tin và ứng dụng nó vào các ngành nghề đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình sản xuất, đồng thời rút ngắn thời gian khấu hao của các máy móc thiết bị. Chính vì vậy, việc biết nắm bắt được khoa học kỹ thuật và trình độ công nghệ thông tin vào các quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quản lý sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường.

Thách thức và cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn trong thời điểm sau cổ phần hóa hiện nay chính là sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp trong cùng nghành sản xuất xi măng cả trong và ngoài nước. Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài xây dựng nhà máy và lắp đặt dây chuyền sản xuất tại Việt Nam, sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng từ các công ty này là rất lớn. Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài, Công ty cũng chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty, nhà máy sản xuất xi măng rất lớn trong nước... Nhiều Công ty với tiềm lực kinh tế mạnh để chiếm lĩnh thị trường thường áp dụng chính sách khuyến mại và quảng cáo lớn kéo dài nhiều ngày nhiều kỳ, giảm giá bán liên tục gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Hơn nữa, hiện nay ở nước ta việc trốn thuế, gian lận trong kinh doanh vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Đồng thời, nguồn than Công ty được cung cấp trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn và giá cả luôn bị động vì ngành than nhiều lần yêu cầu tăng giá. Giá nhập khẩu thạch cao, clinker liên tục tăng, cộng với khó khăn về vận tải và cước phí tăng cao. Tất cả những điều này là một thách thức rất lớn cho sự phát triển của CTCP xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới.

Bên cạnh sự cạnh tranh trong ngành, CTCP xi măng Bỉm Sơn còn chịu áp lực từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực mang lại. Đó là, sự lạc hậu về trình độ khoa học kỹ thuật so với thế giới, nguy cơ mất hàng rào bảo hộ cũng như sự hỗ trợ từ Nhà nước và cuối cùng là sự cạnh tranh mang tính sống còn ngày càng gay gắt hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HOÁ.DOC (Trang 70 - 74)