Phân tích nội bộ công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HOÁ.DOC (Trang 50 - 55)

II – PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG

3. Phân tích nội bộ công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:

3.1. Hoạt động Marketing:

Do việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào tình hình tiêu thụ thực tế của năm trước, kết quả dự đoán nhu cầu và tình hình biến động trên thị trường năm kế hoạch do vậy công tác điều tra nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thực tế việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty so với tình hình tiêu thụ thực tế vẫn còn có sự chênh lệch lớn về số lượng sản phẩm tiêu thụ so với kế hoạch. Nguyên nhân chính của thực trạng này là việc điều tra nghiên cứu thị trường trước khi lập kế hoạch chưa được Công ty thực sự chú trọng, chưa sâu sát và chưa tính hết được mức độ ảnh hưởng sâu sắc của các nhân tố có liên quan đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Do vậy, điều này không những ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thực tế mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của Công ty như kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính... và điều đó sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty trên thi trường. Trước khi cổ phần hóa, hoạt động marketing trong Công ty gần như bị “bỏ quên”, CTCP xi măng Bỉm Sơn chưa tận dụng được lợi thế của hoạt động này trong khả năng cạnh tranh của mình.

Trong giai đoạn sau cổ phần hóa từ năm 2006 đến nay, hoạt động marketing của CTCP xi măng Bỉm Sơn đã năng động hơn và được quan tâm đầu tư hơn trước. Có được như vậy là do Công ty sau khi đã cổ phần hóa, giảm bớt được phần nhiều vai trò của Nhà nước thì phải tự tìm hướng phát triển cho mình, nên đã chú ý hơn đến việc quảng bá hình ảnh của mình, khiến cho hoạt động Marketing trở thành nhân tố quan trọng trong năng lực cạnh tranh của Công ty.

Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường của CTCP xi măng Bỉm Sơn còn rất hạn chế, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác. Mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị trường còn rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí.

Nhìn chung, công tác nghiên cứu thị trường của CTCP xi măng Bỉm Sơn còn yếu kém. Dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh như nghiên cứu thị trường, thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu... còn hạn chế. Trình độ khai thác và sử dụng thông tin của cán bộ còn thấp, sự quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo Công ty, cơ cấu tổ chức không tương ứng... Do đó hoạt nghiên cứu thị trường đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn mà nói là một hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Công ty.

3.3. Năng lực tài chính:

Từ khi mới thành lập cũng như nhiều doanh nghiệp khác đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, CTCP xi măng Bỉm Sơn chỉ được cấp một số vốn ban đầu một lần. Nhưng trong quá trình kinh doanh, vì nhu cầu về vốn ngày một tăng lên, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp không đáp ứng dược nhiệm vụ của cấp trên giao. Vì vậy công ty phải tự đáp ứng bằng vốn tự có hoặc vốn đi vay.

Vốn tự có của công ty gồm có :

+ Lợi nhuận của công ty mang lại (qua các quỹ của công ty như quỹ phát triển sản xuất …)

+ Vốn do chuyển nhượng bán vật tư, nguyên liệu và các tài sản dư thừa khác.

Vốn vay của công ty gồm có : + Tiền mặt đi vay từ các ngân hàng.

+ Nguồn vốn huy động từ CBCNV chủ yếu là ngắn hạn.

+ Vốn vay tín dụng từ tổ chức tín dụng Ngân Hàng Công Thương Bỉm Sơn, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Thanh Hóa, chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Bỉm Sơn, Chi nhánh quỹ hỗ trợ và phát triển Thanh Hoá .

CTCP xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp có quy mô lớn và tổng vốn kinh doanh tăng lên hàng năm, tính từ trước cho tới thời điểm cổ phần hóa (thời điểm 01/5/2006) thì vốn điều lệ của Công ty là 900.000.000.000 đồng:

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm 01/5/2006 của CTCP xi măng Bỉm Sơn

Cổ đông Số cổ phần (1.000đồng)Giá trị Tỷ lệ Tổng công ty 66.632.250 666.322.500 74,04 Người trong cty 6.735.700 67.357.000 7,48 Người ngoài cty 16.632.050 166.320.500 18,48

(Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính)

Trong năm 2007, Công ty tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm cổ phiếu mới. Hiện nay vốn điều lệ của Công ty được xác định là 956.613.970.000 đồng.

Cổ đông Số cổ phần Giá trị

(1.000đồng) Tỷ lệ (%) Tổng công ty 66.632.250 666.322.500 69,65 Người trong cty 7.951.200 79.512.000 8,31 Người ngoài cty 21.077.947 210.779.470 22,03

(Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính)

Tổng giá trị tài sản của Công ty (tính tại thời điểm 01/01/2008) là 2.341,348 tỷ đồng.

Trong đó: -Tài sản ngắn hạn: 1.251,134 tỷ đồng. -Tài sản dài hạn: 1.090,214 tỷ đồng.

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn của CTCP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2003 – 2008

Chỉ tiêu Năm

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng VKD (Tỷ đ) 1.498,759 1.657,435 1.723,097 1.825,106 2.128,677 2.341,248 Lợi nhuận trước thuế( Tỷ đ) 65,016 84,513 107,602 117,272 139,044 216,011

Tốc độ tăng tổng VKD (%) 10,59 3,96 5,92 16,63 9,99

LNTT/ Tổng VKD 0,043 0,051 0,062 0,064 0,065 0,092

( Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch )

Trong giai đoạn 2003 – 2005, Công ty phát sinh nhiều công nợ, việc kiểm soát vốn khó khăn, khả năng thanh toán của Công ty không hiệu quả do khách hàng nợ tiền mua xi măng nhiều, do đó trong khoảng thời gian này hiệu quả sử dụng vốn của Công ty không có hiệu quả. Sau khi chuyển sang thành công ty cổ phần thì cơ cấu vốn điều lệ của công ty đã có sự thay đổi và hiệu quả sử dụng vốn có phần tốt hơn. Hiện tại thì cơ cấu vốn điều lệ của Công ty gồm: số cổ phần của Tổng công ty, cổ phần của người trong và ngoài công ty.

Từ bảng ta thấy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh trong giai đoạn 2003 2008 đều tăng, tăng cao nhất là năm 2007 là 16,63%, tiếp đó là năm 2004 với 10, 59%c, còn thấp nhất là năm 2005 chỉ tăng 3,96%. Tuy nhiên, thực trạng của CTCP xi măng Bỉm Sơn hiện nay vẫn là thiếu vốn kinh doanh. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ vốn kinh doanh cũng tăng dần qua các năm, trong đó năm 2008 tỷ lệ này là cao nhất 0,092. Như vậy, Công ty sẽ tích lũy được nhiều vốn hơn tạo điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất trong trong các năm tiếp theo.

3.4. Năng lực quản lý:

Công ty rất chú trọng tới chiến lược nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Hiện nay, CTCP xi măng Bỉm Sơn có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao. Mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, đội ngũ nhân viên nhạy bén, nhiệt tình đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy, việc củng cố hệ thống tổ chức bộ máy phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý toàn diện công ty; xắp sếp lại hệ thống tổ chức Đảng, đoàn thể khối tiêu thụ phù hợp với mô hình mới; mở các lớp bồi dưỡng kết nạp đảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy; bổ sung quy hoạch cán bộ các cấp nâng cao chất lượng đội ngũ đoàn viên, duy trì chế độ sinh hoạt, chế độ công tác theo đúng quy định được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Qua đó, cần tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Đảng, thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí, phát huy tốt dân chủ cơ sở, kịp thời giải quyết đơn thư kiếu nại tố cáo và những bức xúc nảy sinh từ cơ sở, tạo bầu không khí phấn khởi tin tưởng quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.

III – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2003 – 2008: XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2003 – 2008:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HOÁ.DOC (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w