Nhóm các giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HOÁ.DOC (Trang 76 - 81)

II – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIA

1.Nhóm các giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm:

1.1. Đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc và nhà xưởng nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Công ty: năng lực sản xuất của Công ty:

Với hiện trạng công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu như hiện nay của CTCP xi măng Bỉm Sơn đã dẫn tới tình trạng định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu lớn và phát sinh thêm nhiều chi phí cho sửa chữa, bảo dưỡng. Do đó, trước mắt cần đẩy mạnh đầu tư và thay thế một số loại thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu, cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng. Tuy nhiên, trong điều kiện đang còn thiếu vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị thì Công ty cần chủ động trong việc liên kết và hợp tác kinh doanh với các Công ty khác. Sự hợp tác liên kết giữa Công ty với các Công ty như khai thác than, khai thác đá,… sẽ giúp Công ty giảm thiểu những khó khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị trường... và đẩy mạnh nội lực phát triển cho Công ty.

CTCP xi măng Bỉm Sơn cần xây dựng chiến lược đổi mới trang thiết bị, công nghệ một cách toàn diện và lâu dài, phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Phải liên tục nắm bắt thị trường công nghệ thế giới, đồng thời thực hiện phương châm đi tắt đón đầu của Nhà nước nhằm tiếp cận công nghệ hiện đại và chọn lựa được công nghệ phù hợp với mình nhất.

Song song với việc đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, Công ty cần phối hợp với phòng tổ chức lao động và tiền lương trong việc chuẩn bị bộ phận lao động có trình độ cao. Bộ phận này ngoài nhiệm vụ phụ trách việc nắm bắt, tiếp thu các dây chuyền công nghệ hiện đại mới mà còn phải có hiểu biết thật sâu về các trang thiết bị mới, nắm bắt được các bí kíp về công nghệ.

Trang thiết bị và công nghệ là một trong các yếu tố quan trọng để có thể tạo ra được bước nhảy vọt trong nền kinh tế. Chính vì vậy, việc thực hiện thành công các giải pháp về đổi mới công nghệ và hiện đại hóa máy móc, thiết bị không những làm tăng năng lực cạnh tranh trong lâu dài mà còn có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng của Công ty.

1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Con người là chủ thể trong mọi hoạt động nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nói riêng. Chính vì vậy, mọi quốc gia hay tổ chức trên khắp thế giới cũng đều nhận thức được nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất và là nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt. Nguồn nhân lực là yếu tố đảm bảo cho năng lực cạnh tranh lâu dài của Công ty. Do đó, để có được đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa, CTCP xi măng Bỉm Sơn cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Trước hết, Công ty cần phải có một kế hoạch chiến lược và quy hoạch nguồn nhân lực hợp lý. Nguồn nhân lực của Công ty hiện nay vừa thiếu lại vừa thừa, do đó cần phải dựa vào các mục tiêu phát triển lâu dài và kế hoạch chiến lược về đầu tư máy móc, thiết bị, yêu cầu thực tế của săn xuất để Công ty có thể dự kiến được nhu cầu sử dụng lao động ở mỗi bộ phận, mỗi phòng ban trong từng giai đoạn phát triển. Từ đó, so sánh với nguồn nhân lực hiện có để xác định số lượng lao động cần tuyển dụng và đào tạo lại.

Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có trong Công ty. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực của họ. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đặc biệt là các kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, hiện đang rất thiếu trong Công ty; đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.

Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với Công ty bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Công ty . Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ Công ty. Biện pháp này sẽ giúp CTCP xi măng Bỉm Sơn có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.

Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong Công ty. Ở mỗi vị trí công tác, cung bậc công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau. Do đó tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa đối với từng loại công việc và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Đồng thời, áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường trong nước cũng như thế giới và các luật lệ về buôn bán quốc tế.

Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo và giữ người tài. Để nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo Công ty phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của mình. Song song với đó là phải có những quy định rõ ràng về việc giữ lại họ sau khi đào tạo. Công ty có thể áp dụng việc quy địng số năm làm việc tối thiểu của với Công ty hoặc phải hoàn trả công dào tạo cho Công ty nếu người được đào tạo chuyển chỗ làm. Lựa chọn đối tượng đào tạo kỹ càng, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư sai con người. Đồng thời, Công ty cần chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý, cũng như tạo không khí làm việc thoải mái, hăng say, đoàn kết, tin tưởng cho người lao động, để giữ ổn định lực lượng lao động của mình, nhất là với những lao động giỏi.

1.3. Đầu tư công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới:

Công ty cần tập trung vào những sản phẩm thế mạnh của mình như xi măng bao PCB30 và PCB40 để nâng cao chất lượng sản phẩm và thời gian sản xuất. Nhu cầu xi măng trong thời gian tới là rất lớn, chính vì vậy, thời gian sản xuất nhanh chóng sẽ giúp Công ty tiết kiệm được các chi phí sản xuất và có thời gian để sản xuất các sản phẩm khác.

Công ty cũng cần học hỏi kinh nghiệm từ các dây chuyền sản xuất khác, để có thể có những áp dụng tích cực trong quá trình sản xuất của Công ty mình. Hơn nữa, cũng cần tăng thêm chi phí cho công tác nghiên cứu phát triển các dây chuyền sản xuất mới cũng như sản phẩm mới. Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm truyền thống mà Công ty cần chủ động trong khâu sản xuất để tạo ra nhiều loại sản phẩm hơn. Do đó, Công ty cần tuyển thêm những cán bộ, chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, thành lập một ban để chuyên nghiên cứu kỹ thuật mới.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HOÁ.DOC (Trang 76 - 81)