Vùng ĐBSCL luôn được biết tới với những tên gọi như “vựa lúa”, “miệt vườn”, “vùng sông nước”. Với những sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho vùng hạ lưu sông Mê Kông, vùng ĐBSCL là vựa lúa của nước ta, là khu vực đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia. Ai cũng nghĩ cái “tư duy nông nghiệp” đã ăn sâu vào tâm khảm của người dân vùng châu thổ này. Nhưng giờ đây, dọc theo hai nhánh rẽ của dòng Mekong, những khu, cụm công nghiệp với nhiều nhà máy, xí nghiệp đã khoác lên đôi bờ của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đất từ lâu vẫn được xem là vựa lúa, là miệt vườn thuần nông.
Năm 1995, khu công nghiệp Trà Nóc I được cấp phép thành lập tại Cần Thơ với diện tích đất tự nhiên là 135 ha. Đây là khu công nghiệp đầu tiên của vùng ĐBSCL . Từ đó đến nay, vùng ĐBSCL đã có 34 KCN, KCX, chiếm 17,4% tổng số KCN, KCX của cả nước được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với quy mô diện tích hơn 6810 ha, chiếm 13% tổng diện tích KCN, KCX của cả nước, trong đó có 16 khu công nghiệp đang hoạt động và 18 khu công nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản.
Biểu 2.1: Phân bố các KCN, KCX theo vùng, lãnh thổ đến hết năm 2008 TT Vùng Số lượng KCN,KCX Diện tích KCN,KCX(ha) Số lượng % Diện tích % 1 Đồng bằng sông Hồng 47 24.1 12516. 0 23.9
2 Trung du miền núi phía Bắc 13 6.7 2513,0 4.8
3 Duyên hải Trung Bộ 22 11.3 4923.5 9.4
4 Tây Nguyên 4 2.0 465.4 0.9
5 Đông Nam Bộ
75 38.5 25156.7 48.0
6 Đồng bằng sông Cửu Long 34 17.4 6810.0 13.0
Cả nước 195 100 52384.
6 100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các KCN, KCX vùng ĐBSCL chủ yếu là được thành lập sau từ sau năm 2003 trở lại đây, rất nhiều KCN, KCX chỉ mới được cấp phép xây dựng năm 2007,2008; trước đó chỉ có một số ít các KCN, KCX được thành lập: Trà Nóc I, Trà Nóc II (Cần Thơ), Mỹ Tho (Tiền Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp), Đức Hòa, Tân Kim (Long An). Như vậy, các KCN, KCX ở vùng ĐBSCL đang còn khá mới mẻ.
Các KCN, KCX vùng ĐBSCL có quy mô trung bình khoảng 200.3 ha/ khu, chỉ lớn hơn quy mô trung bình của các KCN, KCX vùng trung du miền núi phía Bắc, và KCN, KCX Tây Nguyên, thấp hơn quy mô KCN, KCX trung bình của cả nước (268.6ha/khu), thấp hơn nhiều so với KCN, KCX vùng Đông Nam Bộ (335.4ha/khu). Vùng chỉ có 2 khu công nghiệp có diện tích trên 500ha là khu công nghiệp Đức Hòa 3 (Long An) với diện tích 849,6ha do
được mở rộng thêm và khu công nghiệp Long Giang (Tiền Giang) với diện tích 540 ha.
Vùng ĐBSCL là “vựa lúa” của cả nước, là vùng có nhiều sông nước thuận lợi cho phát triển thủy hải sản. Do đó, trong các KCN, KCX của vùng, chủ yếu là những doanh nghiệp chế biến thủy hải sản, doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, trái cây, doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc và thủy sản…; các doanh nghiệp may mặc, giầy dép, đồ gia dụng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Như vậy, các dự án đầu tư vào KCN, KCX vùng ĐBSCL thường là những dự án thu hút nhiều lao động, ít có các dự án có hàm lượng công nghệ cao, hiện đại.
Với 34 KCN, KCX, ĐBSCL chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng về mức độ tập trung các KCN, KCX. Nhưng sự phân bố các KCN, KCX rất không đồng đều theo địa phương. Riêng tỉnh Long An, một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đã có tới 12 KCN, KCX đã được thành lập, chiếm tới 35.3% tổng số KCN, KCX của cả vùng, với tổng diện tích là 2865.9ha, chiếm 42.1% tổng diện tích các KCN, KCX của vùng. Ngoài Cần Thơ với 4 khu công nghiệp, Đồng Tháp, Tiền Giang với 3 khu, còn lại các tỉnh khác trong vùng chỉ có 1 hoặc 2 khu, trong đó có tới 6 tỉnh chỉ có một khu công nghiệp đã được thành lập. Như vậy, sự phân bố các KCN, KCX của vùng rất mất cân đối, các KCN, KCX chủ yếu chỉ tập trung tại những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Long An, Tiền Giang), tỉnh có những điều kiện khá thuận lợi như có sân bay, có cửa khẩu… ( Đồng Tháp, Cần Thơ). Một lý do quan trọng của tình trạng chỉ có 1, 2 khu công nghiệp ở nhiều tỉnh trong vùng là do ĐBSCL là vùng quan trọng bậc nhất trong việc đảm bảo an ninh lương thực của cả nước, việc phát triển các KCN, KCX sẽ làm giảm diện tích trồng lúa, giảm sản lượng lúa, nên việc thành lập các khu công nghiệp phải được cân nhắc rất kỹ lưỡng về nhiều mặt:
chi phí thành lập các KCN, KCX (bao gồm cả chi phí cơ hội của việc bỏ đất trồng lúa để xây dựng các KCN, KCX), lợi ích mà KCN, KCX tạo ra, vấn đề giải quyết việc làm cho những người nông dân bị mất đất…
Biểu 2.2: Một số chỉ tiêu phát triển KCN vùng ĐBSCL so với cả nước
(tính đến t8/2008) TT Chỉ tiêu Vùng ĐBSCL Cả nước ĐBSCL so với cả nước (%) 1 Số KCN, KCX (khu) 34 195 17.4 2 Diện tích đất KCN, KCX (ha) - Tổng diện tích KCN, KCX 6810.0 52384.6 48.0 - Diện tích đất có thể cho thuê 4349.1 36948.2 11.8 - Diện tích đã cho thuê 1735.0 18128.0 9.4 - Diện tích trung bình/1 KCN 200.3 268.6
- Tỷ lệ lấp đầy 40.0 49.1
3 Tổng số lao động Việt Nam(ng) 100321.0 1675615 6.0 4 Số dự án thu hút vào KCN, KCX 593 7966 6.7 5 Vốn đầu tư vào các KCN, KCX
(triệu USD)
- Vốn đăng ký 3226.1 64522.6 5.0
- Vốn thực hiện 1160.1 32003.2 3.6
-Vốn thực hiện/vốn đăng ký(%) 40.0 49.6 6 Quy mô dự án (triệu USD/dự án) 5.4 8.1
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch các KCN, KCX của Ban quản lý các KCN, KCX các tỉnh vùng ĐBSCL, tính đến hết t8/2008; tình hình hoạt động của các KCN, KCX cả nước tính đến hết t8/2008, Bộ kế hoạch và đầu tư.
Về tỷ lệ lấp đầy, các KCN, KCX vùng ĐBSCL có tỷ lệ lấp đầy thấp hơn so với mức trung bình của cả nước (49.1%). Tính đến hết t8/2008, diện tích có thể cho thuê của KCN, KCX vùng ĐBSCL là 4349.1ha, trong đó diện
tích đất công nghiệp đã được cho thuê là 1735.0 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 40%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lấp đầy của các KCN, KCX vùng Đông Nam Bộ. Điều đó một phần là do hầu hết các KCN, KCX của vùng mới được thành lập những năm gần đây, rất nhiều khu công nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Một số KCN, KCX đạt tỷ lệ lấp đầy là 100%: Sa Đéc, Trà Nóc I, Mỹ Tho, Hòa Phú, đặc biệt khu công nghiệp sông Hậu (Hậu Giang) dù đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản, song diện tích đất công nghiệp đã được cho thuê 100%, chờ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện, các dự án sẽ đi vào hoạt động.
Biểu 2.3: Diện tích và lao động trong các KCN, KCX của vùng ĐBSCL phân theo địa phương đến năm 2008