MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long.DOC (Trang 87 - 92)

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình thu hút FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL trong thời gian vừa qua, em xin có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, vùng ĐBSCL cần phải tích cực trong khâu quảng bá hình ảnh của vùng, của địa phương mình, chỉ ra được những thế mạnh, những tiềm năng của vùng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tận dụng được những cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội của vùng, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, thu hút FDI vào các KCN, KCX trong vùng, bên cạnh việc đa dạng hóa các ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ cũng cần chú ý phát huy tiềm năng thế mạnh về nông – thủy sản của vùng, các doanh nghiệp trong KCN, KCX chính là thị trường đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp thủy sản, đồng thời giúp hoàn thiện hơn nữa dây chuyền công nghệ khai thác/nuôi trồng – chế biến – xuất khẩu nông – thủy sản, góp phần vào công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.

Thứ ba, chính quyền cấp Trung ương và địa phương cần phải quan tâm hơn nữa tới đầu tư CSHT cho vùng. Đây là vùng có nhiều tiềm năng, xong do địa hình nhiều sông ngòi chia cắt, giao thông vận tải chưa thuận tiện nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút đầu tư. Hoàn thiện CSHT của vùng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thu hút đầu tư nói chung và thu hút FDI nói riêng.

Thứ tư, việc đào tạo đội ngũ lao động và nâng cao trình độ dân trí cũng là một vấn đề rất cần được quan tâm của các cấp chính quyền. Xây dựng trường học các cấp, đồng thời phải tuyên truyền, giải thích tầm quan trọng của việc học tập cho người dân biết. Tích cực hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, trung cấp, trung tâm dạy nghề để có kế hoạch đào tạo theo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, tránh tình trạng “vừa thiếu vừa thừa” lao động.

KẾT LUẬN

Là một vùng quan trọng đối với cả nước trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ĐBSCL cần phải phát huy được những thế mạnh của mình để phát triển tương xứng với tiềm năng mà vùng có được. Việc phát

triển các KCN, KCX cần phải tính toán sao cho có thể hỗ trợ cho sự phát triển các tiềm năng thế mạnh của vùng, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quá trình thu hút FDI vào các KCN, KCX đã mang lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN, KCX của vùng, làm cơ sở cho Chính phủ hoạch định và hoàn chỉnh chính sách phát triển KCN, KCX nói riêng và chính sách thu hút FDI nói chung.

Các KCN, KCX trên địa bàn đã thực sự bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm năng lực sản xuất mới đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho nhiều ngành công nghiệp mới ra dời.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thu hút FDI vào các KCN, KCX vủa vùng cũng bộc lộ những bất cập về công tác quy hoạch, kinh doanh CSHT trong và ngoài KCN, KCX; vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng;…

Để phát triển các KCN, KCX của vùng, cần phải tiến hành những giải pháp đồng bộ từ các cấp chính quyền, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch và đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế, như vậy thì các KCN, KCX mới thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để thu hút FDI nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

1. Gs. Ts Vũ Thị Ngọc Phùng_chủ biên (2006), “Giáo trình Kinh tế phát triển”, Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tr.248-251, Nhà xuất bản lao động – xã hội.

2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2008), Đề án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển các KCN, KCX đến năm 2020”.

3. Viện chiến lược phát triển (2008), Đề án “ Dự báo tác động của hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đến phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020”.

4. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, bộ môn Kinh tế đầu tư, “Giáo trình Kinh tế đầu tư”.

5. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện chiến lược phát triển(2006), Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long.DOC (Trang 87 - 92)