Quan điểm chung về thu hút FDI:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long.DOC (Trang 73 - 74)

Trong thời gian tới để tăng cường thu hút FDI vào các KCN, KCX của Vùng ĐBSCL cần quán triệt những quan điểm sau đây:

Một là, thống nhất quan điểm: FDI là một bộ phận quan trọng góp phần bổ sung vào nguồn vốn phát triển của Vùng. Thấy được tầm quan trọng của KCN, KCX trong chiến lược thu hút FDI. Từ đó có sự tính toán trong chiến lược thu hút đầu tư nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Vùng ĐBSCL nói chung.

Hai là, việc xây dựng chiến lược thu hút FDI cần xuất phát trên cơ sở chiến lược, quy hoạch của địa phương, của Vùng; đồng thời cần đứng trên góc độ của chủ đầu tư, để tạo sự bình đẳng, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khi tiến hành triển khai các dự án của mình.

Ba là, do có sự gắn kết và mặt địa lý, bổ trợ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giao thông liên lạc,… nên các địa phương trong Vùng cần phải có sự thống nhất quan điểm, biện pháp, các chính sách ưu đãi trong việc thu hút FDI, tránh tình trạng các địa phương ban hành những chính sách, biện pháp mâu thuẫn, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến những hậu quả không hay cho các địa phương đó.

Bốn là, đảm bảo tính bền vững trong việc thu hút FDI. Thu hút FDI cần phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội, lấy việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao đời sống của người dân, đảm bảo an ninh xã hội, môi trường sinh thái làm mục tiêu cơ bản chủ đạo. Đối với ĐBSCL, việc thu hút FDI phải hỗ trợ cho mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Năm là, kết hợp có hiệu quả nguồn vốn FDI với các nguồn vốn khác, tạo nên sự đồng bộ, bổ trợ cho nhau trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào tất cả các lĩnh vực ngoại trừ những lĩnh vực thuộc về an ninh quốc gia, những lĩnh vực

mà pháp luật ngăn cấm, đặc biệt khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực mà địa phương, vùng đang ưu tiên phát triển, lĩnh vực có công nghệ kỹ thuật cao, an toàn với môi trường…; chính quyền địa phương phải đầu tư vào những ngành nghề bổ trợ quan trọng nhưng mà nhà đầu tư không muốn thực hiện do lợi nhuận thấp, rủi ro cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long.DOC (Trang 73 - 74)