ĐBSCL đến năm 2020
Trên cơ sở phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, phương hướng phát triển công nghiệp của vùng, phương hướng phát triển và phân bố các KCN, KCX trong vùng được xác định như sau:
Giai đoạn 2009 – 2010:
• Hoàn thiện đầu tư hạ tầng và kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp tại các khu công nghiệp hiện có; tăng tỷ lệ cho thuê diện tích khu công nghiệp lên khoảng 50 – 60%;
• Thành lập mới khoảng 600 ha diện tích khu công nghiệp; thu hút thêm khoảng trên 100 – 120 triệu USD vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và khoảng 600 triệu USD vốn đầu tư cho phát triển sản xuất công nghiệp;
• Chuẩn vị các điều kiện hà tầng cần thiết chuẩn bị cho phát triển các khu công nghiệp mới ở giai đoạn tiếp theo
• Về phân bố các khu công nghiệp:
Thứ nhất, đầu tư hoàn chỉnh cụm công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau theo hướng hình thành một khu liên hợp công nghiệp lớn của vùng.
Thứ hai, phát triển một số khu công nghiệp ở tỉnh Long An, tạo điều kiện thu hút đầu tư, hợp lý hóa bố trí sản xuất công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
Thứ ba, hình thành một số khu tại các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng… khi có đủ điều kiện
Giai đoạn 2011 – 2015
• Dự kiến đến năm 2015 đầu tư thêm một số khu công nghiệp đưa tổng diện tích các khu công nghiệp tập trung lên khoảng 8000– 8500ha
• Phấn đấu đến năm 2015 về cơ bản hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp dự kiến; thu hút khoảng 500 triệu vốn đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp và khoảng trên 3 tỷ USD vốn đầu tư phát triển sản xuất các khu công nghiệp
• Về phân bố: Các khu công nghiệp được phân bố dọc theo trục quốc lộ 1 A, kết hợp mạng lưới cảng biển và cảng sông, gắn với việc bố trí phát triển mạng lưới đô thị trong vùng.
Giai đoạn 2015 đến 2020:
• Dự kiến đến năm 2020 đầu tư thêm một số khu công nghiệp đưa tổng diện tích các khu công nghiệp tập trung lên khoảng 12.000 – 13.000ha
• Phấn đấu đến 2020 thu hút thêm khoảng 700 – 750 triệu USD vốn đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp và khoảng trên 4 – 5 tỷ USD vốn đầu tư phát triển sản xuất tại các khu công nghiệp