KCN, KCX
CSHT là một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư. Để thu hút đầu tư hiệu quả thì cần phải đảm bảo sự đồng bộ giữa CSHT bên trong và bên ngoài hàng rào KCN, KCX. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy trong quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch thường không đồng bộ tạo ra những khó khăn nhất định trong quá trình phát triển, làm giảm khả năng thu hút FDI và giảm tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn thu hút được. Do đó, để nâng cao khả năng thu hút FDI ở các KCN, KCX thì trước hết phải thực thi các biện pháp phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, KCX.
3.4.2.1. Đối với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN, KCX Thứ nhất, đảm bảo mặt bằng để đầu tư phát triển KCN, KCX
Trên cơ sở các danh mục các KCN, KCX đã được quy hoạch và dự kiến phát triển theo từng giai đoạn thì căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành, UBND các tỉnh cần xây dựng các biện pháp bảo tồn, duy trì, có kế hoạch cụ thể để đảm bảo sử dụng hiệu quả mặt bằng đất trước khi giao đất
cho phát triển KCN, KCX, đảm bảo cung cấp mặt bằng đúng tiến độ và với chi phí giải phóng mặt bằng thấp nhất.
Tăng cường hiệu lực của các quy định pháp luật về chính sách đất đai, đảm bảo hiệu lực của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc thực thi pháp luật liên quan đến quản lý đất đai và tài nguyên môi trường.
Nghiên cứu xây dựng cơ chế giá đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp với thực tiễn của từng địa phương trong vùng nhưng vẫn phải đảm bảo các quy tắc chung theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Đổi mới nội dung và phương thức thu hút đầu tư phát triển hạ tầng.
Việc thu hút được vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp thu hút đầu tư có vị trí và tác dụng đặc biệt quan trọng đối với thu hút đầu tư phát triển CSHT trong KCN, KCX. Do đó, cần phải:
- Có các biện pháp công khai thông tin phát triển các KCN, KCX để thu hút được sự chú ý của tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế
- Xây dựng quy trình nghiên cứu, lựa chọn quy trình nghiên cứu, lựa chọn các nhà đầu tư hạ tầng một cách thuận tiện và nhanh chóng hướng tới lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm năng cho phát triển các KCN, KCX.
- Khai thác tối đa các phương tiện thông tin để cung cấp đầy đủ thông tin về phát triển các KCN, KCX trên địa bàn từng tỉnh như: xây dựng và quản lý, vận hành và cập nhật thông tin trên một website về phát triển các KCN, KCX trên địa bàn từng tỉnh, quảng bá trên các trang báo của địa phương…
Thứ ba, tạo nguồn vốn phát triển các KCN, KCX
Ở những nơi có điều kiện thu hút đầu tư vào các KCN, KCX, nhất là nhà đầu tư nước ngoài thì việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KCX có thể
cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân cả trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, nhưng phải trên cơ sở quy hoạch chung của các cấp chính quyền địa phương và Trung ương.
Ở những địa phương có CSHT yếu kém, xa trung tâm cần có sự hỗ trợ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định để đầu tư hoàn chỉnh một số hạ tầng thiết yếu bên trong và đấu nối với bên ngoài hàng rào KCN, KCX.
Thành lập “quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển CSHT KCN, KCX” ở các tỉnh, thành phố. Vốn của quỹ được huy động từ nhiều nguồn vốn như: Ngân sách cấp lần 1 và bổ sung hàng năm, vốn vay tín dụng ưu đãi…
Ngoài các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hoặc các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, còn cần có nguồn vốn chủ lực cho việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KCX dưới hình thức xã hội hóa vốn đầu tư như: cổ phần hóa các công ty phát triển hạ tầng KCN, KCX, bán cổ phiếu, trái phiếu để người dân có điều kiện tham gia góp vốn đầu tư xây dựng KCN, KCX
Khuyến khích người dân có đất trong các khu quy hoạch bị giải tỏa để xây dựng KCN, KCX góp vốn cổ đông bằng tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất dưới các hình thức cổ phiếu, trái phiếu…
3.4.2.2. Đối với hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN, KCX
Không chỉ CSHT bên trong hàng rào KCN, KCX thuận lợi, mà CSHT bên ngoài KCN, KCX cũng cần phải đầy đủ thì mới thu hút được các nhà đầu tư. Vì vậy, cần phải chú trọng xây dựng CSHT không chỉ bên trong mà cả bên ngoài KCN, KCX.
Việc xây dựng CSHT bên ngoài hàng rào KCN, KCX cần có sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, các cấp Chính quyền địa phương. Vùng ĐBSCL với mạng lưới sông ngòi dày đặc, nền đất yếu, thường xuyên bị ngập lụt, thuận lợi cho giao thông đường thủy nhưng việc xây dựng mạng lưới giao
thông đường bộ lại gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều kinh phí, nên rất cần sự quan tâm của Chính phủ. Cần phải giành một nguồn ngân sách đáng kể để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL, đó chính là một trong những chiếc chìa khóa để thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Việc xây dựng CSHT không chỉ dựa vào nguồn Ngân sách của Nhà nước và địa phương mà đồng thời, cần phải có chính sách khuyến khích và chính sách ưu đãi đối với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng CSHT. Xây dựng những quy chế ưu đãi cụ thể đủ sức hấp dẫn đối với các dự án BOT, BTO, BT vào lĩnh vực xây dựng và phát triển CSHT, góp phần giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.
Thực tiễn cho thấy, ngay khi cầu Rạch Miễu nối 2 bờ sông Tiền phá thế cô lập của tỉnh Bến Tre còn đang được xây dựng thì lượng vốn đầu tư đổ vào tỉnh Bến Tre đã tăng lên đáng kể, năm 2004 tỉnh chỉ thu hút được 5 triệu USD, đến năm 2006 tỉnh đã thu hút được 23 triệu USD, vốn đầu tư vào tỉnh Bến Tre vẫn tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Điều đó cho thấy rằng, giao thông là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với việc thu hút đầu tư. Vì vậy, các tỉnh trong vùng cần phải liên kết với nhau để quy hoạch xây dựng một hạ tầng giao thông đồng bộ. Vùng cần đầu tư các công trình giao thông nhằm phá thế đọc đạo của một số tuyến quốc lộ hiện nay vốn đang kìm hãm sự phát triển kinh tế của cả vùng trong thời gian qua như các dự án: tuyến N2 từ Chơn Thânh đến Vòm Cống (Đồng Tháp), tuyến N1 đoạn từ Châu Đốc đi Tịnh Biên (An Giang), đường Hồ Chí Minh đoạn Mỹ An đi Cao Lãnh, đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn đi Đất Mũi (Cà Mau), tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp nối Cần Thơ – Cà Mau, tuyến hành lang ven biển phía Nam.
Chú trọng nâng cấp và hiện đại hóa mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống điện nước, giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng. Cảng hàng không Cần Thơ cần phải tiếp tục được thiết lập tới các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên
và cần được cần được mở thêm các đường bay đi các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Campuchia, đi các nước ở vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan. Với những điều kiện thuận lợi mà vùng có được, vùng cần phát triển hệ thống cảng sông cảng biển để có thể đón tiếp các tàu lớn, không cần phải trung chuyển qua các cảng của thành phố Hồ Chí Minh để giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, tăng lợi cạnh tranh của hàng hóa trong vùng. Cửa Định An (Trà Vinh), là cửa ngõ nối hệ thống cảng của 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL với biển Đông, liên tục bị phù sa bồi lắng nên những tàu có trọng tải từ 5000 tấn trở lên không vào cửa Định An được, do đó, hạn chế rất lớn sự lưu thông của tầu thuyền, hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp tại ĐBSCL. Vì vậy, cần phải khẩn trương khơi thông luồng Định An, việc nạo vét cửa Định An trong giai đoạn hiện nay và duy tu để sử dụng lâu dài là cần thiết. Phải thực hiện nạo vét quy mô lớn tại đoạn thường xuyên bị bồi lắng ở cửa biến Định An, tiến hành nạo vét bề ngang đáy luồng cộng với mái dốc khoảng 300m cho luồng tàu hai chiều và duy trì độ sâu 5m cộng với biên độ thủy triều 3/8 – 4m, khối lượng khoảng 1 triệu m3/ năm thì có thể đảm bảo cho tàu trọng tải 10.000 tấn ra vào an toàn.
Các chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng: hạ tầng giao thông yếu kém là một trong những nguyên nhân kiềm chế tốc đọ phát triển của vùng ĐBSCL. Việc hàng hóa phải đi vòng và ách tắc nhiều nơi chính là một hạn chế lớn của khu vực nhiều tiềm năng kinh tế này. Vì vậy, việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở vùng ĐBSCL là một vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết.
Cải thiện chất lượng hệ thống dịch vụ hiện tại và phát triển mạng lưới dịch vụ rộng khắp, có chất lượng cao như y tế, giáo dục, dịch vụ giải trí. Tăng cường và phát triển các loại hình dịch vụ tư vấn về đầu tư, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, luật pháp quốc tế.