Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long.DOC (Trang 60 - 67)

Tình hình thu hút FDI vào các KCN, KCX trong vùng ĐBSCL còn tồn tại nhiều hạn chế, xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do địa hình của vùng ĐBSCL.

Hệ thống sông ngòi chằng chịt là một lợi thế để phát triển nông nghiệp, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nhưng cũng là một điểm bất lợi cho xây dựng và phát triển công nghiệp. Sông rạch dày đặc, chia cắt đất đai thành nhiều khu đất với diện tích nhỏ, vì vậy, việc thành lập một khu công nghiệp với diện tích lớn sẽ bị hạn chế. Mặt khác, về mùa nước nổi, có một phần lớn diện tích của vùng thường xuyên ngập nước, địa chất công trình với nền đất yếu nên không thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng cao hơn nhiều so với các vùng khác. Các vùng đất thường xuyên bị ngập nước đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ và chất lượng xây dựng, việc xây dựng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải đâu tư nhiều vào việc xử lý nền móng. Do đó, việc triển khai cơ sở hạ tầng trong vùng thường chậm chạp, tốn nhiều kinh phí, ảnh hưởng tới khả năng thu hút đầu tư của các KCN, KCX.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng của vùng còn yếu kém:

CSHT bên trong hàng rào KCN, KCX chậm được hoàn thiện, hệ thống CSHT bên ngoài hang rào KCN, KCX thì còn nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thu hút đầu tư của vùng. Cơ sở hạ tầng giao thông chậm phát triển và không đồng bộ ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Hệ thống giao thông đường bộ liên vùng và trong địa phương kém phát triển, không thuận lợi cho di chuyển bằng đường bộ. Hệ thống đường quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp III, IV. Mặt đường của hệ thống quốc lộ đã được thảm bê tông, nhựa và nhựa hóa, chỉ còn một số tuyến mới được nâng cấp từ đường tỉnh lên đường quốc lộ và đường huyện lên đường tỉnh thì mặt đường đang

được cứng hóa nhưng nhìn chung tỷ lệ vẫn còn thấp so với các vùng khác trong cả nước, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mật độ đường ở các tỉnh phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch đáng kể giữa tỉnh có mật độ đường cao nhất và thấp nhất (Cà Mau: 0.437kn/km2, Long An: 1.109km/km2).

Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, vận tải đường thủy hiện là phương tiện vận tải quan trọng nhât trong việc kết nối vùng với khu vực bên ngoài, tỷ lệ hang hóa được vận chuyển bằng đường thủy là 66% . Tuy nhiên, các luồn qua cửa sông lớn chưa được cải tạo, nâng cấp để tàu biển chở hang có trọng tải thông dụng vào thẳng ĐBSCL,do đó, 70% hàng hóa phải trung chuyên qua cảng ở thành phố Hồ Chí Minh và các cảng vùng Đông Nam Bộ, làm tăng chi phí vận chuyên từ 7 – 10 USD/ tấn

Vùng ĐBSCL có 4 cảng hang không là Trà Nóc (Cần Thơ), Rạch Sỏi (Kiên Giang), Cà Mau, Dương Đông (Phú Quốc). Quy mô của các cảng hang không này đạt từ cấp 3C đến cấp 4E, do hạn chế về đường cất cánh nên chỉ dừng ở mức khai thác là máy bay ATR72 hoặc tương đương.

Ngoài ra, ở ĐBSCL các hệ thống truyền tải điện, nước có công suất lớn đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy sản xuất công nghiệp còn hạn chế, chưa tạo được sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư. Mạng lưới bưu chính viễn thông, thông tin liên lac còn yếu kém, ở mức thấp hơn so với bình quân cả nước.

CSHT là một kiều kiện hết sức quan trọng để thu hút đầu tư, khi xây dựng các KCN, KCX thì không chỉ không chỉ quan tâm tới việc xây dựng CSHT bên trong hang rào mà cần phải đầu tư xây dựng CSHT bên ngoài hang rào KCN, KCX, CSHT thuận lợi, đồng bộ thì các nhà đầu tư mới tin tưởng để bỏ vốn vào đầu tư.

Thứ ba, vùng không có nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể làm đòn bẩy phát triển các ngành công nghiệp khai thác, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển theo.

Với một địa phương mà nguồn vốn còn hạn hẹp, thì việc có tài nguyên khoáng sản phong phú để phát triển các ngành công nghiệp khai thác làm đòn bẩy phát triển ngành công nghiệp là một lợi thế. Vùng ĐBSCL lại rất hạn chế về tài nguyên khoáng sản, dầu khí, đá vôi, đã granit, sét, gạch, sỏi … là những khoáng sản mà vùng có được nhưng trữ lượng thấp, nên ngành công nghiệp khai thác của vùng không phát triển mạnh. Nền công nghiệp phát triển thì mới thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, vì sẽ tạo được niềm tin đối với họ. Với vùng đất mà tỷ trọng công nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng rất thấp thì sẽ hạn chế rất nhiều sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, dân số vùng tuy đông, đứng thứ hai so với các vùng khác trong cả nước nhưng chất lượng nguồn nhân lực không cao.

Với 17524 nghìn dân, trong đó trên 50% là ở trong độ tuổi lao động, ĐBSCL có khả năng cung cấp một lực lượng lao động rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội . Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ lao động – thương binh – xã hội thì hiện tại gần 9 triệu lao động của vùng mới chỉ có 10.2%số lao động này được đào tạo nghề, số còn lại đều là lao động phổ thông. Vùng ĐBSCL là một trong những vùng có tỷ lệ học sinh theo học nghề thấp nhất cả nước,năm 2006, chỉ có 18 ngàn học sinh.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp xa so với bình quân cả nước do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân từ trình độ thấp là quan trọng, rất nhiều lao động chưa qua trinh độ tiểu học. Một doanh nghiệp may mặc ở khu công nghiệp Cần thơ cho biết, muốn tuyển 200 công nhân phải hạ tiêu chuẩn trình độ văn hóa xuống cấp tiểu học mà vẫn không tìm ra. Theo VCCI Cần Thơ, cứ 3 lao động hiện nay ở ĐBSCL thì có 1 lao động chưa qua cấp I.

Ngay cả 10.2% số lao động đã qua đào tạo nghề cũng chưa chắc đã có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của nhà máy, xí nghiệp, do thiếu kiến thức thực tế về nghề nghiệp chuyên môn vì chỉ được đào tạo trên lý thuyết, cho nên dù đã qua đào tạo nhưng vẫn không sử dụng được; bên cạnh đó do trình độ văn hóa kém và môi trường sống, khả năng xử lý tình huống công việc rất kém. Bên cạnh đó, các lĩnh vực phụ trợ quan trọng như ngoại ngữ thì phần lớn lao động ĐBSCL chưa đáp ứng được nhu cầu công việc ở môi trường doanh nghiệp nước ngoài hoặc làm ăn với người nước ngoài. Người có nghiệp vụ thì không biết ngoại ngữ, người giỏi ngoại ngữ thì lại không có chuyên môn nghiệp vụ. Theo Bộ lao động – thương binh – xã hội, hiện tại ĐBSCL có 182 cơ sở dạy nghề gồm 19 trường đại học, cao đẳng, trung học có dạy nghề, 23 trường dạy nghề, 69 trung tâm dạy nghề và 75 cơ sở đào tạo khác có tham gia dạy nghề. Có một nghịch lý khó chấp nhận nhưng vẫn tồn tại lâu nay: một địa bàn hơn 17 triệu dân, gần 9 triệu lao động nhưng chỉ có 2600 giáo viên dạy nghề, đạt 35 học sinh/giáo viên, với quy mô như hiện nay để đạt chuẩn 25học sinh/giáo viên thì vẫn còn thiếu khoảng 900 giáo viên.

Trong xu thế hiện nay, nhân công giá rẻ không còn giá trị hấp dẫn với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư với dự án công nghệ cao. Chất lượng nguồn nhân lực thấp chính là một hạn chế trong hoạt động thu hút FDI của vùng ĐBSCL.

Thứ năm, xuất phát điểm của vùng thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, sức mua của toàn vùng còn thấp so với quy mô dân số do thu nhập chủ yếu của người dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp, mức sống của người dân trong vùng còn thấp.

Sức mua của người dân ảnh hưởng nhiều tới khả năng thu hút đầu tư. Mức sống của người dân còn nhiều khó khăn nên hạn chế các ngành nghề sản xuất đồ cao cấp, đồ xa xỉ phát triển, vì sẽ khó khăn hơn trong việc tiêu thụ. Vì

vậy, hạn chế các nhà đầu tư trong các lĩnh vực này đầu tư vào các KCN, KCX trong vùng.

Thứ sáu, do tư tưởng nóng vội của ban lãnh đạo địa phương, ban quản lý các KCN, KCX nên đã cấp phép cho cả những dự án đầu tư có trình độ công nghệ lạc hậu, những dự án không được chấp nhận ở những khu công nghiệp khác.

Để tăng tỷ lệ lấp đầy của các KCN, KCX trong vùng, có thời kỳ, ban lãnh đạo các địa phương, ban quản lý các KCN, KCX đã ồ ạt cấp giấy phép cho cả các dự án có trình độ công nghệ hạn chế, lạc hậu. Thường đó là các dự án không được chấp nhận ở các KCN, KCX vùng Đông Nam Bộ.

Cuối cùng, ĐBSCL chưa xây dựng được hình ảnh của địa phương trong mắt những nhà đầu tư nước ngoài, chưa quảng bá được những tiềm năng, thế mạnh của vùng

Việc thu hút FDI của vùng chủ yếu là ở trạng thái bị động, chờ đợi các nhà đầu tư tới tìm hiểu, đầu tư vào các KCN, KCX chứ không chủ đông xúc tiến tìm kiếm các nhà đầu tư. Công tác quảng bá hình ảnh của vùng chưa được chú trọng, nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài chưa biết hết được tiềm năng thế mạnh của vùng,. Theo ông Lê Thành An – Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Cần Thơ nhìn nhận vì sao chúng ta “ì ạch”: “nhiều nhà đầu tư khi đến vùng đất của chúng ta khảo sát, họ trầm trồ và rất ngỡ ngàng vì sao chúng ta lại phí phạm những tiềm năng. Họ thú thật rằng chưa biết gì nhiều về vùng đất ĐBSCL, có chăng chỉ là những thông tin về nước ngập, chạy lũ mà các phương tiện truyền thông thế giới ghi nhận”. Đó là một thực tế thật đáng buồn, nếu quảng bá được những tiềm năng, thế mạnh của vùng thì khả năng thu hút FDI sẽ lớn hơn nhiều.

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp thu hút FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL tới năm 2020

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long.DOC (Trang 60 - 67)