Những đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển Cán bộ quản lý trong Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển Cán bộ quản lý ở Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà.DOC (Trang 47 - 49)

- Công tác xây dựng kế hoạch: xây dựng các kế hoạch đầu tư.

4.Những đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển Cán bộ quản lý trong Công ty.

triển Cán bộ quản lý trong Công ty.

4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty.

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty là một sơ đồ cơ cấu trực tuyến -

tham mưu. Theo cơ cấu này, người lãnh đạo ra mệnh lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với người thừa hành trực tiếp của mình, khi gặp các vấn đề phức tạp người lãnh đạo phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia ở bộ phận tham mưu giúp việc. Kiểu cơ cấu này cho phép người lãnh đạo tận dụng được những tài năng, chuyên môn của các chuyên gia, nhưng đòi hỏi người lãnh đạo phải tìm kiếm được các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty phần nào giúp lãnh đạo phát hiện ra những người cần đào tạo và những bộ phận còn yếu cần được bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Và có ảnh hưởng nhất định đối với quan điểm của lãnh đạo Công ty.

4.2. Đặc điểm của sản phẩm của công ty.

Sản phẩm của Công ty là các bản thiết kế, Công trình xây dựng và khu đô thị… Nhìn chung, sản phẩm của Công ty là sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao (bản thiết kế) và có trị giá lớn, thời gian thu hồi dài.

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty chịu nhiều ảnh hưởng của biến động thị trường về đất đai- một thị trường rất “nóng bỏng” và những thay đổi trong chính sách của Nhà nước về đất đai và đầu tư. Mặt khác đây cũng là lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ với các doanh nghiệp trong nươc mà với cả các doanh nghiệp nước ngoài.

Chính vì vậy đòi hỏi đội ngũ lao động của Công ty phải giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu và vận dụng sáng tạo trong công tác quản lý. Nhằm cung

cấp các thông tin cần thiết một cách kịp thời và tốc độ truyền thông tin trong tổ chức phải nhanh chóng để không bị bỏ lỡ co hội đầu tư.

4.3. Tình hình về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.4.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và Cán bộ quản lý nói riêng. Một đơn vị có kết quả kinh doanh tốt sẽ có điều kiện để chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển Cán bộ quản lý hơn các công ty khác. Một công ty có kết quả kinh doanh quá kém đến mức chuẩn bị phá sản thì không thể có điều kiện để đào tạo và phát triển Cán bộ quản lý.

Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (theo báo cáo tài chính hàng

năm của phòng tài nhân lực chính- kế toán)

ĐVT: 106đ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Doanh thu 387000 453000 574700 Lợi Nhuận 36700 72000 109000 Quỹ lương 2416,354 2820,560 3492,476 Số lao động 324 343 351 Năng suất ldtb 1167 1321 1637 Tiền lương bq 2,512710 2,741 070 3,316 699

Qua số liệu trên cho thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua hàng năm tăng lên điều đó cho thấy Công ty trong gian đoạn phát triển. Năng suất lao động của Công ty và tiền lương bình quân tăng tương đối cao so với tình hình chung của các doanh nghiệp trong nước chứng tỏ Công ty hoạt động hiệu quả và đời sống cán bộ công nhân viên khá ổn định.

Đây là dấu hiệu tốt tác động tích cực đến công tác đào tạo và phát triển Cán bộ quản lý trong Công ty. Bởi vì Công ty có phát triển, đời sống có đảm bảo thi người lao động sẽ yêu quý tổ chức và công việc của mình hơn và muốn cố gắng

hết mình trong công việc. Chính vì mong muốn hoàn thành công việc tốt hơn họ sẽ có nguyện vọng được đào tạo nâng cao trình độ.

4.3.2.Điều kiện sản xuất kinh doanh.

Điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty không chỉ tác động tới doanh thu, lợi nhuận mà nó còn tác động tới chiến lược sản xuất kinh doanh và qua đó tác động tới công tác đào tạo và phát triển Cán bộ quản lý của Công ty. Điều kiện sản xuất kinh doanh tốt thúc đấy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và Cán bộ quản lý nói riêng.

Trước hết ta xét về tình hình tài sản của Công ty. Bởi vì trị giá của tài sản phản ánh được phần nào trình độ khoa học công nghệ của Công ty và qua đó nói lên được điều kiện làm việc và mức độ yêu cầu chung của Công ty đối với người lao động. Trị giá tài sản trung bình trên 1lao động và trị giá máy móc thiết bị trung bình trên 1 lao động càng cao thì công nghệ trong công ty càng hiện đại đòi hỏi trình độ của đội ngũ lao động càng cao.

Bảng2: Tài sản cố định của Công ty tại ngày 31/12/2006.

ĐVT: đ Tên tài sản Giá trị còn lại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển Cán bộ quản lý ở Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà.DOC (Trang 47 - 49)