Những khó khăn cản trở đối với phát triển dịch vụ bưu chính

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 37 - 39)

viễn thông

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, sự phát triển của dịch vụ bưu chính

viễn thông ở Nghệ An còn có những khó khăn là:

Thứ nhất, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển còn chậm.

Các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cuả Nghệ An chủ yếu

vẫn nằm ở dạng tiềm năng, chưa thật sự được khai thác có hiệu quả. Mặc dù

sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đã đạt được những tiến bộ quan trọng, song Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế

xã hội phát triển vẫn chậm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, mức tăng trưởng kinh tế vẫn dưới tiềm năng, chưa tạo được sự phát triển có tính đột phá và vững chắc. Trình độ khoa học công nghệ

còn thấp, qui mô kinh tế của các ngành sản xuất, dịch vụ còn nhỏ bé. Tích luỹ

và bền vững. Nhà nước đang phải bù chi ngân sách cho tỉnh bình quân hằng năm từ năm 2003 đến 2007 khoảng từ 60% đến 70%. Việc huy động các

nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để đầu tư phát triển còn ở mức độ thấp. Thu hút đầu tư từ bên ngoài còn ít và hiệu quả chưa cao. Hoạt động dịch vụ, trong đó thương mại và du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp thua nhiều so với bình quân chung toàn quốc. Tổng mức bán lẻ toàn tỉnh so với cả nước chỉ đạt

khoảng 50%. Số người làm nông nghiệp vẫn cao (dân số ở nông thôn chiếm

89%). Sức ép về lao động thiếu việc làm còn lớn. Thu nhập bình quân đầu người từ năm 2002 đến năm 2007 bằng 5.323.643 đồng, chỉ bằng 64% mức

bình quân chung cả nước. Mức sống bình quân của nhân dân còn thấp nên tỉ

lệ người dân sử dụng dịch vụ còn khá thấp, đặc biệt mức sống của một bộ

phận lớn nhân dân, nhất là ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa còn rất thấp. Đó

là những yếu tố có ảnh hưởng làm chậm tốc độ phát triển của dịch vụ bưu

chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Thứ hai, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế

Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn không nhiều, sản lượng sản xuất tiêu thụ không lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh rất hạn chế.

Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển còn chậm, các thành phần kinh

tế dân doanh chưa được quan tâm đúng mức. Tiến độ xây dựng các khu công

nghiệp còn chậm, một số khu công nghiệp đã được hình thành, đi vào hoạt động nhưng chưa ngang tầm, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công

nghiệp qui mô còn nhỏ bé, hiệu quả kinh tế chưa rõ. Một số dự án triển khai

còn rất chậm, cơ chế đầu tư vẫn còn những bất cập.

Thứ ba, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, quản lý đô thị còn yếu

Tốc độ đô thi hoá còn chậm, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập. Công

thị tứ, và ở một số địa phương có tình trạng đô thị phát triển tự phát, tuỳ tiện,

kiến trúc đơn điệu, rập khuôn, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Quản lý và xử lý môi trường ở một số nhà máy, công trình xây dựng, bệnh viện, khu đô

thị... chưa tốt, văn minh đô thị chưa được quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đầu tư phát triển sản xuất, khai thác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tài nguyên khoáng sản chưa gắn kết chặt chẽ với công tác bảo vệ môi trường.

Mức tăng cơ học dân cư đô thị thấp (tỷ lệ dân đô thị trong 5 năm chỉ tăng 3%), Đây là những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển dịch vụ BCVT.

Thứ tư, chất lượng đời sống văn hoá xã hội chưa cao

Chất lượng giáo dục toàn diện đạt chưa cao, chênh lệch giữa miền núi

và miền xuôi còn lớn. Mất cân đối giữa đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp

kỹ thuật và công nhân lành nghề. Công tác xã hội hoá giáo dục còn lúng túng. Việc đào tào nguồn cán bộ, lao động về công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông trên địa bàn chưa đáng kể.

Chúng ta biết rằng sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông chủ yếu

phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, vì vậy sự chi phối

của các điều kiện khó khăn trên đã có ảnh hưởng đến tốc độ, qui mô, chất lượng phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 37 - 39)