Mạng lưới kinh doanh dịch vụ viễn thông Về Mạng lưới viễn thông

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 50 - 54)

Về Mạng lưới viễn thông

Mạng chuyển mạch

Tính đến cuối năm 2005, mạng chuyển mạch đã được trang bị 5 tổng đài Host (tổng đài trung tâm), bao gồm NEAX 61E, NEAX61, 2 tổng đài AXE 810 (của Bưu điện Nghệ An) và 1 tổng đài công nghệ NGN của Công ty

viễn thông Quân đội (Viettel) với 138 trạm vệ tinh. Trong đó, 4 host và 135 vệ tinh thuộc mạng chuyển mạch của Bưu điện Nghệ An với dung lượng 271.223 lines, dung lượng sử dụng 182.079 lines, đạt hiệu suất sử dụng trên

67%. Do được lắp đặt, nâng cấp phân cấp theo địa bàn và thời gian nên nói chung tổng thể mạng chuyển mạch chưa thật sự đồng bộ. Những thiết bị mới,

hiện đại chủ yếu tập trung ở thành phố Vinh, ở huyện chủ yếu là các tổng đài cũ được sử dụng lại từ cấp cao hơn. Phần lớn hệ thống thiết bị chuyển mạch là

cơ sở hạ tầng thuộc Bưu điện Nghệ An quản lý và khai thác, các doanh nghiệp như: Viettel, Công ty Thông tin điện lực (EVN Telecom) hệ thống

chuyển mạch được đầu tư với dung lượng nhỏ, chủ yếu phục vụ cho việc phát

triển các thuê bao di động và điện thoại cố định không dây.

Mạng truyền dẫn

Mạng lưới truyền dẫn bao gồm hệ thống quang, vi ba, visat, trong đó

VNPT, Viettel dọc theo trục quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và tuyến đường Hồ

Chí Minh, EVN có các tuyến cáp quang trên các tuyến tải điện. Tất cả các huyện

trong tỉnh đều có mạng truyền dẫn quang. Mạng truyền dẫn nội tỉnh chủ yếu do Bưu điện tỉnh quản lý, kết thành các mạch Ring nội tỉnh. Các đầu cuối quang

khai thác trên mạng là ADM-STM4, ADM-STM1, các đầu cuối PDH tốc độ 34

Mbps. Truyền dẫn vi ba (vô tuyến) được sử dụng cho các đường truyền đến các

tổng đài vệ tinh, ở vùng núi, và dùng làm dự phòng cho các tuyến cáp quang. Mạng truyền dẫn của EVN Telecom chủ yếu là các tuyến cáp quang chạy dọc theo đường điện cao thế 500kV, 220kV, 110kV và một số hệ thống cáp quang được thực hiện bởi Viettel, đưa tổng dung lượng đường truyền nội hạt 1.934

Mbps, tổng dung lượng đường truyền liên tỉnh và quốc tế đạt 480 Mbps. Tổng số cáp quang trên địa bàn tỉnh đạt 12.555 km. Phần lớn là cáp chôn, một số tuyến

truyền dẫn về các huyện miền núi còn sử dụng cáp treo. Có 133 thiết bị đầu cuối

quang, với số luồng truyền dẫn đạt 603 luồng E1. Mạng truyền dẫn Vi ba hiện có

70 trạm Viba với 64 luồng E1. Truyền dẫn Vệ tinh VSAT được triển khai chủ

yếu ở các xã vùng núi cao, hiện tại có 22 trạm vệ tinh VSAT.

Mạng ngoại vi

Mạng ngoại vi hiện nay chủ yếu là của Viễn thông Nghệ An. Còn lại một

số ít của Viettel mới triển khai vài năm lại nay. Tỉ lệ cáp gốc ngầm hoá còn thấp.

Hiện có tổng số đôi cáp gốc của các tổng đài trên toàn tỉnh là 290.412 đôi, trong đó số cáp ngầm đạt khoảng 1.116 km và số cáp treo đạt 10.142 km. Số cáp treo được treo chủ yếu trên cột thông tin Bưu điện, cột hạ thế điện lực ở dọc các tuyến

giao thông liên xã. ở Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò và một số thị trấn trung tâm

các huyện, mạng ngoại vi hầu hết đã được ngầm hoá số cáp gốc. ở địa bàn các huyện, xã còn lại, tỷ lệ ngầm hoá cáp gốc rất thấp thậm chí hoàn toàn là cáp treo. Tính theo số lượng km cáp, tỷ lệ cáp gốc đã được ngầm hoá chiếm tỷ lệ 29,18%

(riêng tại thành phố Vinh chiếm tỷ lệ 75,48%). Việc triển khai hệ thống mạng

như quy hoạch về xây dựng, giao thông của địa phương. Việc đảm bảo an toàn mạng lưới, an ninh thông tin trong điều kiện chủ yếu là mạng cáp treo như hiện

nay gặp nhiều khó khăn, cần phải nhanh chóng được ngầm hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mạng di động

Hiện tại toàn tỉnh có 53 đơn vị đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện,

với tổng số máy phát là 656 máy. Trên địa bàn, kinh doanh dịch vụ điện thoại di động đã có 3 doanh nghiệp với 4 mạng di động gồm Vinaphone, Mobifone,

Viettel, S-Fonel. Các mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel Mobile chiếm đa số

thị phần, đây là các mạng sử dụng hệ công nghệ GSM, công nghệ này được

sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng có hạn chế là khi số lượng thuê bao lớn

gây nghẽn, khi cung cấp các dịch vụ gia tăng phải nâng cấp mạng, tốc độ truy

nhập mạng hạn chế. Các mạng điện thoại công nghệ CDMA mới được triển

khai cung cấp tại Nghệ An là mạng điện thoại di động S-Fone, E-phone, E- Mobile của EVN, đây là công nghệ hiện đại có khả năng khắc phục những

hạn chế của hệ thống công nghệ GSM về bán kính vùng phủ sóng, dung lượng và tốc độ. Việc phát triển hệ thống công nghệ CDMA sẽ tạo ra một khả năng nhanh chóng mở rộng hệ thống thông tin di động và truy nhập với tốc độ cao, đặc biệt đối với vùng nông thôn và miền núi.

Mạng Internet và VoIP

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có các doanh nghiệp VDC và Viettel đã và

đang triển khai cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet và VoIP. Cấu hình cơ

bản của mạng XDSL chủ yếu của Bưu điện Nghệ An. 100% host và tổng đài vệ tinh tại trung tâm các huyện, thị được lắp thiết bị DSLAM, chiếm tỷ lệ

27,4% tổng số trạm chuyển mạch.

Công ty Viễn thông quân đội Viettel triển khai các DSLAM cung cấp

dịch vụ Internet từ cuối năm 2005, chủ yếu trên địa bàn thành phố Vinh.

Thông qua hệ thống thiết bị của mình Bưu điện Nghệ An và Viettel đã phục vụ khá tốt nhu cầu đàm thoại liên tỉnh và quốc tế thông qua công nghệ

VoIP. Hệ thống cung cấp các dịch vụ Internet băng thông rộng đã góp phần

Thông tin duyên hải

Tại Nghệ An có Đài Bến Thuỷ, ngoài ra còn có các đài duyên hải của

lực lượng biên phòng. Thực hiện các dịch vụ gồm trực canh cấp cứu nghề cá

và hàng hải, phát bản tin thời tiết, thông tin trên biển. Hàng hải Được trang bị

tốt theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc, định vị,

cứu nạn. Liên lạc theo chuẩn GMSS bằng các phương thức vệ tinh, HF, VHF.

Vùng phủ sóng toàn cầu. Các tàu đánh bắt hải sản trang bị thiết bị liên lạc thô sơ, cả nước chỉ có 50% số tàu đánh bắt xa bờ có thiết bị ICOM, theo quy định

bắt buộc phải có thiết bị ICOM, một số ít có thiết bị định vị GPS. Hạn chế do

không có khả năng kinh tế và do trình độ ngư dân chưa sử dụng thành thạo

các thiết bị liên lạc. Tần số vô tuyến điện dành cho tàu cá dải 26 - 27Mhz.

Phát triển mạng lưới điện thoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến cuối năm 2005 Nghệ An đã hoàn thành chương trình 100% (473/473) số xã, phường, thị trấn) có máy điện thoại, trong đó 22 xã sử dụng

công nghệ VSAT và 22 xã sử dụng công nghệ điểm - đa điểm, thể hiện sự

phát triển không ngừng của ngành bưu chính viễn thông Nghệ An trong giai đoạn hội nhập. Từ năm 2002 - T9/2008, trung bình hằng năm số máy điện

thoại tăng 41,59%. Năm 2006 có 254.051 máy điện thoại thì năm 2007 có 307.314 máy, tăng 20,96%, đạt 9,9 máy/100 dân. Tổng số máy điện thoại cố định có 294.480 máy, đạt 9,49 máy điện thoại cố định/100 dân. Đến nay (tháng 9 năm 2008) trên địa bàn tỉnh đã có tất cả 396.303 máy điện thoại các

loại. Dịch vụ điện thoại di động đã phủ sóng ở tất cả các trung tâm huyện,

thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Truy nhập Internet và dịch vụ VoIP đã

được VNPT và Viettel cung cấp trong toàn tỉnh, dịch vụ Internet băng thông

rộng đã được phổ biến tới trung tâm của tất cả các huyện trong tỉnh. Internet

phát triển tương đối nhanh, năm 2006 Nghệ An có 2.080 máy thì năm 2007 có

tới 12.827 thuê bao. Lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng.

Từ năm 2002 trở về trước, kinh doanh viễn thông trên địa bàn tỉnh chủ

năm 2003 đến nay, còn có Viễn thông quân đội (Viettel), Viễn thông Sài Gòn (S-Fone), Viễn thông Điện lực ENN Telecom. Tính đến nay, các doanh

nghiệp mới đã tăng dần thị phần kinh doanh điện thoại và Internet, đặc biết là sự vương lên mạnh mẽ của Viettell như là một bài học điển hình trên nhiều phương diện, và thị trường viễn thông đã có những bước phát triển rất nhanh

chóng, cạnh tranh mãnh mẽ, quyết liệt. Một trong những nguyên nhân khiến

thị trường viễn thông ở Nghệ An đã và đang thực sự sôi động là do bước đầu đã tạo lập được điều kiện và môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp mới tham gia thị trường viễn thông và Internet một cách

sâu rộng hơn, nhờ đó mà thị phần một số loại hình dịch vụ viễn thông và Internet của các doanh nghiệp mới ngày càng tăng. Nghệ An có thể vượt mục tiêu tăng trưởng bình quân chung của cả nước về dịch vụ bưu chính viễn thông giai đoạn 2006-2010 là 10%/năm.

Bảng 2.9: Phát triển máy điện thoại qua các năm

NĂM

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 50 - 54)