Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 61 - 63)

4 Lợi nhu ận

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Những năm qua, ngành bưu chính viễn thông Nghệ An đã thật sự có

những bước phát triển nhanh chóng, bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế yếu kém sau đây:

Một là:Điều hành quản lý của tỉnh trên lĩnh vực bưu chính viễn thông

còn nhiều vấn đề chưa kịp đáp ứng. Phương thức quản lý còn những bất cập.

Công tác chỉ đạo và thực hiện quản lý nhà nước về BCVT và CNTT

chưa được sự quan tâm của lãnh đạo các huyện, cụ thể như không có kế hoạch

theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành, thực hiện chế độ báo

cáo một cách chiếu lệ, không đầy đủ.

Việc phát triển hạ tầng về BCVT ở nhiều địa phương vẫn chưa đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân. Các xã vùng cao,

vùng xa được đầu tư lắp đặt các trạm VSAT, vô tuyến điểm - đa điểm, điểm -

điểm nhưng chất lượng chưa cao, còn gặp khó khăn khi liên lạc do thời tiết khí hậu. Việc phát triển Internet băng thông rộng ở các huyện miền núi, việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn còn chậm. Năng lực ứng dụng

Hai là: Qui hoạch đầu tư chưa hợp lý, còn dàn trải, chưa trọng tâm,

trọng điểm. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới qui mô còn nhỏ. Hạ

tầng dịch vụ bưu chính viễn thông - CNTT còn thiếu về số lượng và chưa đồng bộ, hệ thống cơ sở dữ liệu còn phân tán. Đầu tư phát triển hạ tầng viễn

thông giữa miền xuôi và miền núi còn chênh lệch lớn, vùng núi cao hạ tầng

viễn thông còn rất thấp. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chưa

chú trọng phối hợp xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng, dẫn đến đầu tư

chồng chéo, lãng phí.

Ba là: Mạng chuyển mạch có bán kính phục vụ rộng, nhiều tổng đài

độc lập nên có khó khăn cho việc mở rộng và nâng cấp. Mạng truyền dẫn trải

rộng khắp, kinh phí lớn. Một số tuyến cáp quang chưa được ngầm hoá, một số

tuyến khác còn sử dụng bằng phương thức Viba ảnh hưởng nhất định tới công tác bảo đảm an toàn mạng lưới, an ninh thiên tai bão lụt xảy ra. Hệ thống cáp

ngoại vi với số lượng rất lớn, hầu hết chưa được ngầm hoá còn treo nhờ vào hệ thống cột của điện lực, cột bê tông tự đứng ảnh hưởng lớn đến việc phát

triển về số lượng thuê bao, về bảo đảm chất lượng liên lạc và mỹ quan đô thị ,

nông thôn.ở vùng núi cao chất lượng điện thoại sử dụng công nghệ VSAT,

công nghệ điểm - đa điểm chưa tốt.

Bốn là: Tỷ lệ số xã có báo và tạp chí đến trong ngày mới chỉ đạt trên 90%. Mật độ điện thoại so với cả nước còn thấp. Mật độ điện thoại và bình

quân điểm phục vụ bưu chính viễn thông không đều, còn chênh lệch giữa

vùng thành thị và miền núi.Số người sử dụng dịch vụ ở nông thôn và thành thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn còn có sự chênh lệch lớn.

Năm là: Tiềm lực kinh tế dịch vụ bưu chính viễn thông chưa lớn.Kết

quả phát triển chưa xứng với tiềm năng. Năng lực cạnh tranh chưa mạnh, giá

dịch vụ còn cao, Dịch vụ bưu chính viễn thông chưa phong phú, đa dạng, toàn diện, chất lượng các loại dịch vụ chưa thường xuyên bảo đảm, chưa đáp ứng

kinh nghiệm, vốn đầu tư kinh doanh còn thiếu. Công nghệ cũ lạc hậu đang có nguy cơ sẵn sàng bị thay thế...

Các doanh nghiệp kinh doanh bưu chính ở Nghệ An hiện nay thường

thiếu kinh nghiệm và công nghệ cao, chất lượng dịch vụ thấp so với các

doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý. Vẫn còn bỏ sót

thị trường kinh doanh, phục vụ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng

đaan tộc ít người. Nhu cầu phục vụ truyền số liệu, Internet ở các huyện miền

núi còn hạn chế, chưa tích hợp được các dịch vụ về truyền hình với mạng viễn thông. Chưa quan tâm đầu tư cung cấp dịch vụ ở một số huyện vùng miền núi

cao, biên giới ảnh hưởng đến công tác điều hành chỉ đạo của các cơ quan Đảng và Nhà nước và quyền lợi và nhu cầu sử dụng của nhân dân.

Sáu là:Đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn

thông - CNTT còn thiếu và yếu. Đội ngũ lao động ở các điểm Bưu điện văn

hoá xã chủ yếu là lao động địa phương, một số cán bộ kỹ thuật tại các trạm vệ

tinh ở miền núi chưa được đào tạo cơ bản nên chất lượng hiệu quả công việc

còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 61 - 63)