Kinh nghiệm một số địa phương về phát triển dịch vụ bưu

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 25 - 29)

chính viễn thông

Kinh nghiệm của Đà Nẵng:

So với mặt bằng chung của cả nước, các chỉ tiêu về bưu chính như bán

kính phục vụ, mật độ phục vụ bình quân đạt ở mức cao. Mạnglướibưu chính

rộng khắp, cung cấp nhiều dịch vụ bưu chính đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ, đồng thời đáp ứng khá tốt nhu cầu sử dụng

của người dân. Tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là đối với các dịch vụ chuyển

phát nhanh, dịch vụ tài chính (chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện).

Mạng lưới viễn thông rộng khắp, 100% số xã có máy điện thoại, đảm

bảo chất lượng dịch vụ. Mạng viễn thông đã bắt đầu chuyển sang mạng thế hệ

mới (NGN). Mạng truyền dẫn đã được cáp quang hoá đến 100% các quận,

huyện. Các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú. Tốc độ tăngtrưởng nhanh;

tỷ lệ sử dụng dịch vụ tương đối cao, hầu hết các chỉ tiêu viễn thông của thành phố đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Kết quả trên có nguyên nhân từ việc xây dựng và thực hiện tốt quy

hoạch phát triển bưu chính viễn thông trong quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế xã hội, đồng thời ban hành những chủ trương cơ chế chính sách đúng đắn, thể hiện sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường

chuyển phát, phát hành báo chí; hỗ trợ phát triển dịch vụ bưu chính công ích; vốn đầu tư từ ngân sách chủ yếu đầu tư cho phát triển các dịch vụ công ích và phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong

nước và dân cư trong thành phố thông qua huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển hạ tầng bưu chính. Vốn đầu tư nước ngoài

được coi là một phần quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư, phát triển viễn thông. Đà Nẵng đã thúc đẩy các hình thức bán lại dịch vụ viễn thông và Internet nhằm huy động mọi nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, thực hiện cơ chế

giảm cước hòa mạng và cước thuê bao cho khu vực nông thôn, thúc đẩy phát

triểnthuê bao, cước phí cho các nhiệm vụ liên quan đến an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, bão lụt. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch

vụ và chất lượng phục vụ; tập trung hoàn thiện và nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý về bưu chính, viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện và an toàn an ninh thông tin; bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn; giám sát chặt chẽ hoạt động cung cấp

dịch vụ của doanh nghiệp, đặc biệt là về cung cấp các dịch vụ công ích; tổ

chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, doanh

nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.

Kinh nghiệm của Thanh Hóa:

Thanh Hoá là tỉnh giáp Nghệ An và có những đặc điểm tương đồng để

Nghệ An có thể trao đổi tham khảo học tập trong thực hiện nhiệm vụ phát

triển dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn. Địa hình tỉnh Thanh Hoá

cũng đa dạng, phức tạp, địa bàn rộng lớn, nhiều sông ngòi, ao hồ, rừng, núi, khí hậu khắc nghiệt, thường xẩy ra hạn hán, bão lụt, tự nhiên, dân số đông,

phân bổ không đều…như của Nghệ An. Những năm qua Thanh Hoá tổ chức

chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông có nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mặt làm tốt. Mặc dù là một tỉnh rất rộng, có nhiều huyện miền núi nhưng đã phấn đấu thực hiện sớm mục tiêu 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, phát hành báo chí đến hầu hết các xã trong ngày, phát triển máy điện

thoại đạt mật độ 37,32 máy/100 dân, thực hiện tốt chương trình viễn thông

Thanh Hoá vẫn ít hơn so với Nghệ An, nhưng xét nhiệm vụ được giao thì 2 tỉnh cũng gần như nhau. Vì vậy Nghệ An cần có biện pháp hạn chế phát triển

số lượng lao động, chú trọng tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực, nâng cao năng suất, phấn đấu giữ vững, tăng dần thu nhập tiền lương người lao động. Tuy nhiên, Mạng

viễn thông Thanh Hoá phát triển chậm hơn nghệ An, vì NghệAn đã có những chính sách đầu tư và chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư quyết liệt, sáng tạo hơn, đây là ưu điểm mà Nghệ An cần tiếp tục phát huy để phát triển tốt hơn

mạng lưới viễn thông của mình. Mật độ điện thoại bình quân đầu người của

Nghệ An và Thanh Hoá vẫn còn thấp so với bình quân chung của cả nước, số lượng người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông ở các vùng, miền chưa đồng đều nên Nghệ An và Thanh hoá cần tích cực phát triển nhanh hơn số lượng các thuê bao điện thoại trên địa bàn.

Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc:

Vĩnh phúc là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông tương đối nhanh. Bưu chính viễn thông

Vĩnh Phúc ở thời điểm tái lập tỉnh (01/01/1997) mới chỉ có 5.994 máy điện

thoại, mật độ điện thoại chỉ đạt 0,54 máy/100 dân, doanh thu toàn ngành chỉ

khoảng 14 tỷ đồng, hạ tầng viễn thông với tổng dung lượng chỉ có

10.200máy, còn đến 12 xã chưa có máy điện thoại. Hầu như cơ sở hạ tầng

phải xây dựng mới từ đầu. Công tác quản lý nhà nước về bưu chính viễn

thông trên địa bàncòn nhiều bất cập, chưa tách bạch giữa quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh. Giá dịch vụ cao và người dân không có quyền lựa chọn

nhà cung cấp dịch vụ... Sau 10 năm, với hàng loạt cơ chế chính sách mới tỉnh đã tạo nên một thị trường bưu chính viễn thông sôi động với sự tham gia của

nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế, tạo nên sự tăng trưởng mạnh

mẽ. Giá cước giảm mạnh, chất lượng dịch vụ tốt, người dân có quyền lựa

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp với công nghệ

hiện đại, độ phủ tốt, chất lượng cao, khả năng tiếp cận dịch vụ dễ dàng. Từ

chỗ chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 5 nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet. Sở Bưu chính viễn

thông Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động đầu tiên trong cả nước,

kể từ khi thành lập Sở đã tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban

hành nhiều văn bản định hướng, chỉ đạo và quản lý phát triển dịch vụ bưu

chính viễn thông. Chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã khẳng định được

vai trò, vị trí của “người trọng tài” trong việc phát huy nội lực của quá trình hợp tác, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đẩy

nhanh tiến trình ứng dụng và phát triển công nghệ. Mười năm qua, cùng với sự

phát triển vượt bậc về mọi mặt của tỉnh, ngành bưu chính viễn thông Vĩnh Phúc đã thực sự lột xác cả về cơ sở hạ tầng lẫn các loại hình dịch vụ. Dịch vụ bưu

chính viễn thông phát triển đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng. Tinh thần, thái độ phục vụ tốt hơn, doanh thu không ngừng tăng cao,

nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước thực hiện tốt…Đến nay 100% số thôn đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có điện thoại và báo đến trong ngày. Các dịch vụ bưu chính mới, dịch vụ điện

thoại, Internet...tăng nhanh. Máy điện thoại các loại tăng 43 lần so với năm 1997, đạt mật độ hơn 22 máy/100dân, tăng 40,7 lần so với năm 1997, Internet băng thông rộng tăng 200% đến 400%, doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông đạt trên 400 tỷ đồng, gấp 28,6 lần năm 1997, tăng hơn 60% so với

năm 2005...Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc trở thành một trong số ít cổng

thông tin cấp địa phương dẫn đầu cả nước. Chặng đường 10 năm qua, ngành

bưu chính viễn thông Vĩnh Phúc đã lớn mạnh đột biến cả về “lượng” và “chất”. Những thành tựu đã đạt được và những bài học kinh nghiệm quí báu

rút ra từ sự phát triển bưu chính viễn thông ở Vĩnh Phúc là rất cần thiết áp

dụng vào điều kiện Nghệ An nhằm phát triển có hiệu quả dịch vụ bưu chính

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 25 - 29)