4 Lợi nhu ận
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một là: Địa bàn rộng, nhiều huyện miền núi cao, địa hình hiểm trở,
rừng núi sông suối nhiều, hạ tầng giao thông kém, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu tư xây dựng chưa đồng bộ nên phát triển mạng lưới và mở dịch vụ mới còn gặp nhiều khó khăntạo thế chia cắt lớn giữa các vùng thiếu sự liên kết, gây khó khăn trong triển khai sử dụng mạng lưới bưu chính viễn thông, là gia tăng chi phí đầu tư….
Hai là: Kinh tế của tỉnh tuy có bước tăng trưởng khá nhưng vẫn là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp, sản xuất công nghiệp, dịch vụ du
lịchchậm phát triển nên nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông chưa
nhiều. Mật độ dân cư ở miền núi thấp, mức sống của người dân rất thấp nên hạn chế đáng kể đến việc đầu tư phát triển hạ tầng ở khu vực này.
Ba là: Đầu tư tài chính cho hoạt động ứng dụng CNTT-TT chưa đáp ứng yêu cầu. Từ trước đến nay các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng chưa
quan tâm gắn kết với qui hoạch phát triển mạng lưới viễn thông nên chưa có
sự liên kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu
kinh tế với quy hoạch viễn thông. Còn có quan điểm cho rằng đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp nên ở những vùng khó khăn, sức thu hút kém, hạ
tầng về viễn thông đầu tư chưa đáng kể. Việc ứng dụng dịch vụ bưu chính
viễn thông - CNTT trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh chưa được
chú trọng, chưa có cơ chế thu hút, khuyến khích việc ứng dụng và phát triển
mạnh lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn thông - CNTT, chưa phát huy được ưu
thế của dịch vụ bưu chính viễn thông - CNTT.
Bốn là: Trình độ khoa học kỹ thuật của một bộ phận lớn nhân dân còn yếu kém nên đa phần không chưa có khả năng sử dụng dịch vụ bưu chính
viễn thông - CNTT có hiệu quả. Công tác đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ bưu chính viễn thông - CNTT chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn nhân
lực về CNTT chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Năm là: Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ bưu chính viễn thông -
CNTT có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về BCVT và CNTT ở các phòng Hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp
huyện ít (chủ yếu về Giao thông và Xây dựng) phải kiêm nhiệm nhiều việc
nên việc tham mưu QLNN về bưu chính viễn thông - CNTT, Internet trên địa
bàn huyện chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Công tác tuyên truyền phổ biến ứng dụng dịch vụ bưu chính viễn thông - CNTT chưa sâu rộng. Nhận thức của
lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, doanh nghiệp về vị trí, vai trò, tác dụng
của ứng dụng và phát triển bưu chính viễn thông - CNTT còn hạn chế.
Tiểu kếtchương 2
Dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhìn chung
xã hội cuả tỉnh Nghệ An những năm qua đã tạo động lực thúc đẩy nhanh sự đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng và phát triển các dịch vụ bưu chính viễn
thông. Nhìn chung, dịch vụ bưu chính viễn thông ở Nghệ An có mạng lưới
phát triển tốt về số lượng và chất lượng, có độ phủ tốt, chất lượng khá cao,
công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ gia tăng
mới. Dịch vụ điện thoại tăng nhanh cả về số thuê bao, lưu lượng đàm thoại và doanh thu, đảm bảo khá tốt nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh
đạo quản lý của Đảng, Nhà nước và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh, phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của
nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng. Tuy mức độ sử dụng chưa cao nhưng
các doanh nghiệp đã triển khai cung cấp hầu hết các dịch vụ bưu chính viễn
thông. Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đã đẩy
nhanh tốc độ phát triển hạ tầng thông tin cũng như tốc độ phát triển dịch vụ
viễn thông. Mặc dù mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông Nghệ An vẫn còn những mặt hạn chế, nhưng với những yếu tố lợi thế về điều kiện về tự nhiên, xã hội Nghệ An đã và đang phát triển hoà nhập và nhanh chóng dịch vụ bưu
Chương 3
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG Ở NGHỆ AN
3.1. DỰ BÁO VỀXU HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤBƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Ở NGHỆ AN