Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tà

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 91 - 98)

4 Lợi nhu ận

3.2.6.Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tà

Tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn cần tập trung thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ quẩn lý nhà

nước, quản lý sản xuất kinh doanh, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành bưu chính

viễn thông, công nghệ thông tin. Đào tạo bồi dưỡng đáp ứng cả về số lượng

và chất lượng. Phấn đấu sau năm 2010, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ bưu chính viễn thông ngang bằng trình độ các nước tiên tiến

trong khu vực, đến năm 2015 ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trên thế

giới. Chú trọng công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho ứng dụng bưu

chính viễn thông công nghệ thông tin trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển thị trường bưu chính viễn thông, CNTT ở địa phương.Đẩy

mạnh việc dạy và ứng dụng CNTT và truyền thông ở các trường phổ thông,

chuyên nghiệp, dạy nghề; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông; xây dựng cơ sở vật chất,

bố trí giáo viên, triển khai thực hiện dạy tin học trong trường trung học phổ

thông, ở tất cả các cấp, các ngành; Thực hiện quy định bắt buộc cán bộ, công

chức, viên chức sử dụng phương tiện CNTT và truyền thông trong công việc

khai thác, cập nhật, chia sẻ thông tin; ứng dụng CNTT và truyền thông trong

cải cách thủ tục hành chính. Huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp nhà

nước, doanh nghiệp cổ phần, tư nhân, vốn ngân sách nhà nước và của nhân

Có qui hoach và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển

nguồn nhân lực bưu chính viễn thông. Nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí của bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trongấcc cấp, các ngành. Nâng

cao năng lực sử dụng bưu chính viễn thông và CNTT cho cán bộ, công chức

Sở thông tin và truyềng thông, lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành, thị, cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh về bưu chính

viễn thông, công nghệ thông tin (doanh nghiệp); Cho các tổ chức, cá nhân sử

dụng dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin (người sử dụng).

Bằng hình thức tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền về sử

dụng Internet trên các phương tiện thông tin đại chúng; m# các lớp bồi dưỡng

nghiệp vụ, tổ chức các hội thảo chuyên đề, tổ chức hội chợ, triển lãm…Phát

động phong trào xoá mù về bưu chính viễn thông và CNTT trong Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Hội nông dân...

Đánh giá kết quả đào tạo kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật bưu chính

viễn thông, khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển bưu chính viễn thông Nghệ

An trong những năm qua đó xây dựng và thực hiện giải pháp đào tạo, chính

sách thu hút nguồn nhân lực bưu chính viễn thông trình độ cao. Xây dựng và thực hiện giải pháp đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực, xây dựng, nâng cấp các trung tâm đào tạo bưu chính viễn thông - CNTT trong tỉnh. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình, xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động đào tạo về bưu

chính viễn thông và CNTT.

Nâng cấp Trung tâm bưu chính viễn thông xây dựng thành Trung tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đào tạo phát triển bưu chính viễn thông và CNTT ứng dụng cao, cơ sở vật

chất hiện đại, chương trình đào tạo tiên tiến, đào tạo trong nước, hợp tác đào tạo quốc tế. Chủ động trong xây dựng, thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin của tỉnh. Tăng cường đào tạo chuyên ngành điện tử viễn thông tại các trường Đại học kỹ thuật trên địa bàn.

Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực bưu chính viễn thông và CNTT, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ

cao về công nghệ và quản lý. Xây dựng chương trình nội dung cụ thể và triển

khai các lớp học bổ túc thường xuyên, các lớp nâng cao của cán bộ trong bộ

máy quản lý Nhà nước cũng như trong các doanh nghiệp. Xây dựng và thực

hiện các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo công nhân bưu

chính viễn thông và CNTT đạt tiêu chuẩn cao, hướng tới xuất khẩu lao động. Đổi mới, sắp xếp có hiệu quả tổ chức bộ máy các doanh nghiệp nhà

nước trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập. Chỉ đạo

các doanh nghiệp hoàn thiện mô hình tổ chức theo mô hình Tập đoàn, mô hình công ty mẹ công ty con…nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương

mại thế giới WTO.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử và các dịch vụ

tài chính mới nảy sinh vấn đề nguồn nhân lực vì vậy việc kế hoạch hóa nguồn

nhân lực là yếu tố thiết yếu trong quá trình đổi mới bưu chính. Do đó cần chú

trọng trình độ nguồn nhân lực, số lượng nguồn nhân lực và nguồn cung ứng

nguồn nhân lực trong tương lai. Người lao động phải có kiến thức tổng quát

về đặc thù của riêng ngành kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, có trình

độ tin học sử dụng các phần mềm ứng dụng trong bưu chính. Đối với các

nhân viên giao dịch phải có các kỹ năng bán hàng, kỹ năng maketing, giao

tiếp. Tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng, bồi dưỡng hoàn thiện kiến thức,

nâng cao kỹ năng trong công tác bưu chính đối với các nhân viên. Phối hợp

với các trường chuyên ngành mở các lớp tập huấn cập nhật thêm kiến thức

mới về công tác trong ngành bưu chính đòng thời doanh nghiệp cần phối hợp công tác đào tạo với các chính sách chế độ đãi ngộ giữ chân những nhân viên giỏi. Cần tiến hành đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại địa phương thông qua các cơ sở, các trường đào tạo chuyên ngành bưu chính. Lựa chọn các

trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trường có chuyên ngành phù hợp gần với công tác bưu chính để phối hợp đào tạo bưu chính viễn

thông. Các doanh nghiệp phối hợp tuyển dụng, đào tạo, lương, đãi ngộ để duy

trì đội ngũ nhân viên giỏi nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính cạnh tranh khi có các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường bưu chính. Để đạt mục tiêu mở rộng cung cấp dịch vụ và nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh thì cần bổ sung thêm kiến thức tin học ứng dụng và kinh doanh. Đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh bưu chính theo nâng cao hiệu

suất của lao động làm việc trong lĩnh vực bưu chính, có chế độ tuyển dụng

hợp lý trên cơ sở hiệu quả, xây dựng chế độ sát hạch, thưởng phạt để khuyến khích tăng năng suất lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết chương 3

Dịch vụ bưu chính sẽ phát triển theo xu hướng ứng dụng phổ biến

công nghệ thông tin trong tất cả các khâu quản lý khai thác phát triển dịch vụ,

quản lý nguồn nhân lực, có sự đổi mới về nhiều mặt, hoạt động theo quy luật

cạnh tranh, mở cửa thị trường. Xu hướng dịch vụ viễn thông sẽ tồn tại các

mạng riêng rẽ cho từng dịch vụ, mạng điện thoại di động bước vào 3G, cáp quang hóa mạng nội hạt. Công nghệ dịch vụ viễn thông của Việt Nam và của

Nghệ An sẽ phát triển theo những xu hướng tiên tiến trên thế giới. Xu hướng

xuất hiện và phát triển nhanh chóng ở địa bàn tỉnh Nghệ An nhiều doanh

nghiệp trong nước và trên thế giới sản xuất kinh doanh ở hầu hết các loại dịch

vụ bưu chính viễn thông. Điện thoại di động tăng trưởng mạnh ở khu vực

nông thôn, mọi người dân được sử dụng dịch vụ viễn thông tại gia đình. Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông phải dựa vào đường lối, chủ trương chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Qui hoạch phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông phải dựa vào qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nằm

trong xu thế hội tụ với công nghệ, đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế

sự tăng trưởng của kinh tế ngành, địa phương. Phát huy tính tự chủ, sáng tạo, xoá độc quyền, nâng cao chất lượng, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, sử

dụng hiệu quả Quỹ dịch vụ bưu chính viễn thông công ích. Thực hiện mục

tiêu hiện đại, hiệu quả, an toàn, tin cậy, cạnh tranh, phát huy nguồn lực, vốn,

nhân lực, năng suất chất lượng, giảm giá thành, an toàn mạng lưới, đầu tư

công nghệ phù hợp, tăng phát triển điện thoại, Internet, đạt và vượt chỉ tiêu doanh thu, tăng chỉ tiêu chất lượng chung của toàn ngành.

Tổ chức phát triển bưu chính theo hướng xây dựng các bưu cục đến khu dân cư, điểm du lịch, khu công nghiệp, phát triển các điểm đại lý đa dịch

vụ. phát triển bưu chính thành một ngành đem lại lợi nhuận cao. Phát triển

viễn thông theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông có công

nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn tin cậy, phủ trong rộng đến tận

vùng sâu, vùng xa. Hình thành mạng lưới thông tin có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông

quảng bá. ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng bao gồm cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v...,

làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, và các lĩnh vực khác. Cần thực hiện các giải pháp về cơ chế chế chính

sách, quản lý nhà nước, phát triển nguồn vốn, phát triển hạ tầng, ứng dụng

khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức, đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn

KẾT LUẬN

Dịch vụ bưu chính viễn thông có vai trò quan trọng đối với sự phát

triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và đối với cả nước nói

chung. Dịch vụ bưu chính viễn thông đang tiếp tục được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các cá nhân ở Trung ương và các địa phương quan tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiên cứu, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài, bài viết tiếp tục đề cập đến các vấn đề này. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, bưu chính viễn thông là một trong những lĩnh vực đang đi đầu trong mở cửa hội nhập.

Với phạm vi nghiên cứu rộng, lại trong bối cảnh chuyển đổi chung của

nền kinh tế cũng như của ngành, đây thực sự là một đề tài khó đối với tác giả.

Tuy nhiên, với mong muốn được nghiên cứu sâu và có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của doanh

nghiệp thuộc lĩnh vực công tác của mình, tác giả đã cố gắng để tổng hợp,

phân tích những vấn đề về lý luận và thực tiễn đang diễn ra trong bối cảnh

hiện nay ở địa bàn tỉnh Nghệ An và các doanh nghiệp bưu chính viễn thông

trên địa bàn cũng như các tỉnh khác. Tóm tắt nội dung luận văn gồm các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá lý luận về dịch vụ bưu chính viễn thông, tập

trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận có liên quan đến nội dung phát triển

dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An và những yếu tố kinh

tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An có liên quan đến sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông. Trong đó có phân tích chi tiết các nội dung khái niệm

về dịch vụ bưu chính viễn thông, kinh nghiệm các địa phương và các quan điểm phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông hiện đại.

Thứ hai, nghiên cứu làm rõ những nét cơ bản về thực trạng của dịch vụ bưu chính viễn thông, của kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An thời gian qua và những ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng đối với sự phát triển của dịch vụ bưu chính

viễn thông và của kinh tế - xã hội ở tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu làm rõ tình hình

đổi mới và những vấn đề đang đặt ra cần được giải quyết khi thực hiện phát

triển dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Nghệ An.

Thứ ba, một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch

vụ bưu chính viễn thông, phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nghệ An đến năm

2010 và 2020.

Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển kinh tế - xã hội ở

tỉnh Nghệ An trong điều kiện chuyển đổi và hội nhập kinh tế cả nước với kinh

tế toàn cầu. Có những giải pháp đã thử nghiệm thực tế tại Nghệ An, một số

khác là tham khảo kinh nghiệm từ các tỉnh, có tính khả thi cho phát triển dịch

vụ bưu chính viễn thông, kinh tế - xã hội của Nghệ An.

Tác giả đã rất cố gắng để đạt được mong muốn theo mục đích nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, cũng như một vài hạn chế

khác của bản thân tác giả nên chắc chắn kết quả đề tài còn nhiều khiếm

khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để đề tài

được hoàn thiện hơn, thiết thực hơn với thực tiễn của sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, kinh tế - xã hội của Nghệ An.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 91 - 98)