Những thuận lợi về điều kiện kinh tế xã hội Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 32 - 37)

Về cơ chế chính sách

Chiến lược hội nhập phát triển của ngành bưu chính viễn thông, Nghị

quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và quy hoạch phát triển bưu chính

viễn thông tỉnh Nghệ An có tác dụng định hướng thúc đẩy bưu chính viễn thông trên địa bàn phát triển mạnh. Luật Công nghệ thông tin cũng đã có hiệu

lực từ ngày 01/01/2007, cùng với các Luật Giao dịch điện tử, các văn bản

pháp lý khác sẽ tạo điều kiện cho CNTT - TT có điều kiện phát triển. Chính

phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghên theo Quyết định 191, Bộ Chính trị có Chỉ thị 58 về phát triển CNTT - TT. Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về CNTT

và một loạt các đề án về xây dựng Chính phủ điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT - TT phục vụ hội nhập phát triển. Năm 2008 chính phủ có

quyết định các hạng mục viễn thông công ích giai đoạn 2007 - 2010 được

triển khai trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp

kinh doanh bưu chính ổn định phát triển...cũng là những thuận lợi để CNTT - TT cả nước và Nghệ An phát triển.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tiến hành xây dựng, ban hành các quyết định, chỉ thị về quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về bưu

chính viễn thông phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông của quốc gia. Cụ thể

là xây dựng hoàn chỉnh "Quy hoạch tổng thể phát triển BCVT tỉnh Nghệ An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực BCVT để từ đó xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng BCVT, Internet trên địa bàn tỉnh có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng

khắp trên toàn tỉnh làm nền tảng cho sự nghiệp CNH, HĐH và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của tỉnh. Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều cơ chế

chính sách phù hợp tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội Nghệ An phát triển. Bộ

Chính trị đã có nghị quyết riêng về phát triển kinh tế xã hội của Nghệ An. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 58- CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh và phát triển CNTT

phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. Thực hiện "Quy hoạch phát triển CNTT và Truyền thông phục vụ phát triển Thành phố Vinh nhanh chóng trở thành thành phố đô thị loại 1 và là trung tâm phát triển của khu vực Bắc Miền trung. Hoàn thành Đề án đầu tư ứng dụng Bản đồ số phục vụ công tác quản lí và quy hoạch mạng lưới BCVT trong tỉnh.

Những thuận lợi về những thành tựu kinh tế đạt được

Những thành tựu kinh tế đạt được về phát triển kinh tế xã hội tạo thị trường tiềm năng thúc đẩy nhanh sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn

thông trên địa bàn. Những năm qua, kinh tế NghệAn đã có những bước phát triển khá nhanh và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân

hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt 10,3%, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (9,5-

10,5%), năm 2006 đạt 10,23%, năm 2007 đạt 10,52%. Nhiều chỉ tiêu kinh tế

xã hội đạt và vượt so với kế hoạch.

Bảng 2.2: Cơ cấu GDP các ngành kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Công nghiệp và Xây dựng % 21,34 23,61 26,11 28,73 29,30 30,35 32,00 Nông - Lâm - nghiệp và Thuỷ sản % 42,28 41,46 38,19 36,92 34,41 33,05 31,02 Dịch vụ % 36,39 34,91 35,71 34,35 36,29 36,60 36,98 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông

nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, năm 2000 so với năm 2006, tỷ trọng nông nghiệp và thuỷ sản giảm từ 44,27% xuống

33,09%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,62 % lên 29,39 %, dịch vụ tăng

từ 37,11 % lên 37,52 %. Giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất

khẩu tăng gấp 4 lần. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp so với vùng Bắc

Trung Bộ đạt gần 20% (đứng thứ 2 về giá trị sản xuất công nghiệp trong

vùng Bắc Trung Bộ, sau Thanh Hoá), so với cả nước đạt gần 8%. Trên 90% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia. Nông, lâm, ngư nghiệp có bước phát

triển khá, lương thực bình quân đạt trên 1 triệu tấn/năm, là 1 trong 2 tỉnh

dẫn đầu về giá trị sản xuất nông nghiệp của khu vực, đạt gần 3% tổng giá

trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Dịch vụ có chuyển biến theo hướng đa dạng hoá. Ngành thương mại tiếp tục được tổ chức lại đáp ứng nhu cầu

phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động du lịch có khởi sắc, hạ

tầng du lịch được quan tâm đầu tư. Các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn

thông, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm.v.v… đều phát triển. Hạ tầng kinh tế

xã hội, giao thông, thông tin liên lạc không ngừng được tăng cường, phát

triển nhanh và rộng khắp, nhất là vùng miền núi. Nâng cấp mở rộng cảng

Cửa Lò, sân bay Vinh, các bến cá và các tuyến đường quốc lộ. Nhiều tuyến đường quan trọng phục vụ phát triển kinh tế kết hợp quốc phòng an ninh đã

được triển khai thi công làm mới và nâng cấp như đường ven sông lam, đường tránh Vinh, đường 7, đường 46, đường lên cửa khẩu Thanh Thuỷ. Huy động sức dân xây dựng 3.891 km đường nhựa và bê tông, 4.200 km kênh bê tông, 4.300 phòng học. Xây dựng nâng cấp nhiều công trình thuỷ

lợi. Xây dựng một số công trình văn hoá lớn gồm Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh, hệ thống trường học, bệnh xá, nhà văn hoá...được nâng

cấp và xây dựng mới.

Bảng 2.3: Thu, chi ngân sách trên địa bàn

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thu ngân sách trên địa bàn Triệu đồng 1.516.845 1.682.582 1.589.833 2.408.093 2.386.660

Chi ngân sách Triệu

đồng 3.638.760 4.162.995 5.758.531 6.876.281 7.764.420

Thu so với chi Tỉ lệ

% 41,68 40,41 27,60 35,02 30,73

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn cơ bản hằng năm đều tăng, năm 2007

đạt trên 2.386.660 tỷ đồng, tăng 57,34 % so với năm 2003 (đứng thứ 15 so

với cả nước). Chi ngân sách đảm bảo yêu cầu thiết yếu. Thu nhập bình quân

Bảng 2.4: Bình quân thu nhập người/năm Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Năng suất lao động xã hội Nghìn Đồng/người 7.780 8.560 9.870 11.420 12.870 13.700 Bình quân thu nhập người/năm Nghìn Đồng/người 2.991 3.562 4.083 4.856 5603 6.370 7.468 Tăng trưởng hằng năm % 19 14 18 15 13 17 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An.

Thu hút đầu tư phát triển có bước chuyển biến tích cực và toàn diện.

Tổng vốn đầu tư huy động từ thời kỳ 2001-2005 đạt 27.800 tỷ đồng/MT

22.000 tỷ đồng, tăng 40 % so với thời kỳ 1996-2000 (bằng 108,6 % so với dự

kiến ban đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005). Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài đạt những kết quả quan trọng, từ năm 1988 đến 2004, số dự án đăng ký

thu hút vốn đầu tư nước ngoài là 19, với tổng vốn dự kiến là 319,4 triệu đô la

Mỹ, chiếm 23,33% khu vực Bắc Trung Bộ, chiếm 0,53% của cả nước. Trong đó số vốn đã thực hiện đạt là 121,3 triệu đô la, đạt 38% tổng số vốn đăng ký,

tuy nhiên chỉ đạt 16,65% tổng số vốn đã thực hiện của toàn vùng Bắc Trung

bộ và so với cả nước đạt 0,40%. Giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ, kể cả giá

cả đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An không quá cao nên ít ảnh hưởng đến giá

thành sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông ...

Lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ. Từ 2001-2005 có trên 42.000 học sinh đậu đại học, cao đẳng, đào tạo 15.000 công nhân kỹ thuật, tỷ

lệ lao động được đào tạo đạt 30%. Số học sinh giỏi Quốc gia thuộc diện cao

trong cả nước. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối

với cán bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của các doanh nghiệp

và theo quy định của pháp luật. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao

từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Có 16/19 huyện, thành, thị có nhà

27,14 % (7 % theo tiêu chí cũ). Bảo đảm an toàn các mục tiêu trọng điểm, các

hoạt động chính trị xã hội, an ninh biên giới, an ninh nông thôn, đô thị, vùng

giáo, vùng đặc thù. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được

cải thiện, ngày càng được nâng cao.

Như vậy, những yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội của Nghệ An đã có

tác động tích cực tạo ra thị trường tiềm năng, làm gia tăng nhu cầu sử dụng

dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn. Những năm sắp tới Nghệ An cần

tiếp tục phát huy tốt những lợi thế để phát triển có hiệu quả dịch vụ BCVT,

góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng của kinh tế, sớm đưa

Nghệ An ra khỏi tỉnh nghèo, trở thành tỉnh khá. Có sự quan tâm của Đảng,

Chính phủ, sự chỉ đạo điều hành của bộ TT & TT, sự nỗ lực của các cấp các ngành, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An, dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn Nghệ An sẽ được tiếp tục phát triển tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)