và trong tác phẩm văn học
- Có ý thức vận dụng biện pháp nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu nội dung chính của văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
- gọi HS đọc phần I.1
1. Những từ in đậm trong những đoạn trích này nghĩa là gì?
2. Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?
3. Ngoài cách nói này thì còn những cách nói nào khác để nói giảm, nói tránh khi nói về cái chết?
5. Từ những ví dụ trên, theo em có mấy cách nói giảm nói tránh? 6. Nói giảm nói tránh là gì?
- đều là nói về cái chết
- ở hai ví dụ đầu, cách nói như thế là để giảm nhẹ nỗi đau cho toàn đảng, toàn dân
- ở câu thứ ba là giảm nỗi đau cho nhân vật Lượng
- cả ba trường hợp đều dùng một cách nói để làm giảm nhẹ, làm tránh đi phần nào sự đau buồn - qua đời, mất, không còn nữa, khuất núi, từ trần, quy tiên, trăm tuổi, băng hà, viên tịch…
I – NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI GIẢM TÁC DỤNG CỦA NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
1. Ví dụ: SGK 107
2. Các cách nói giảm nói tránh
- nói giảm nói tránh có thể theo nhiều cách + dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt + dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa + nói vòng + nói trống (tỉnh lược) 3. Ghi nhớ SGK 108 II – LUYỆN TẬP BT 1, 2, 3, 4 SGK 109
TUẦN 11
BÀI 11 – TIẾT 41 + 42
Ngữ pháp: CÂU GHÉP
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS nắm được đặc điểm của câu ghép - Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặt một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
- phân tích cấu trúc cú pháp của ba câu in đậm trong SGK
- xác định kiểu câu của ba câu trên - trình bày kết quả phân tích bảng mẫu trang 112
- gọi HS đọc ghi nhớ: câu ghép là gì?
- tìm thêm những câu ghép trong đoạn văn và phân tích cấu trúc cú pháp
? Các vế trong câu ghép được nối với nhau theo cách nào?
- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
- Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp
- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
- câu 1, 3, 6