I – CÔNG DỤNG 1 Ví dụ
Phan Bội Châu
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả
II – CHUẨN BỊ
- Chân dung nhà thơ Phan Bội Châu - Thơ văn Phan Bội Châu
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặt một số câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
1. Cho biết đôi nét về tác giả Phan Bội Châu?
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - gọi HS đọc văn bản
1. Bài thơ này được sáng tác theo thể thơ nào?
2. Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm mấy phần? 3. Nhận diện bài thơ này về số câu, số chữ và cách gieo vần?
- gọi HS đọc hai câu thơ đầu
4. Giải nghĩa từ “hào kiệt” và “phong lưu”?
5. Hai câu thơ đầu tả thân phận người tù như thế nào?
6. Nhận xét về thái độ của nhà thơ khi nói về hoàn cảnh của mình?
- thất ngôn bát cú Đường luật - 4 phần: 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết
- đọc SGK
- đó là một người hào kiệt, phong lưu, vào tù vì “chạy mỏi chân” nghĩa là tạm nghỉ xả hơi, xả hơi sau một thời kì bôn ba vất vả
- đáng chú ý là cách nói, cách nhìn nhận sự việc. Đó là một phong thái thật tự tin, đường hoàng, ung dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất, lại vừa hào hoa, tài tử. Thân phận người tù thì vốn khổ nhục nhưng tác giả lại dùng từ “vẫn” nhằm nhấn mạnh và khẳng định không có gì đặc biệt so với khi chưa bị tù, nghĩa là con người hào kiệt, phong lưu thì không vì bị nhốt vào ngục mà trở nên nhỏ bé. Dưới con mắt người đó, vào tù chỉ là nghỉ chân, thậm chí nghỉ chân một cách I – TÁC GIẢ SGK 146 II – TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Hai câu đề
- biểu hiện một phong thái thật đường hoàng, tự tin, thật ung dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất, lại vừa hào hoa, tài tử. Họ rơi vào vòng tù ngục mà cứ như người chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên chặng đường bôn tẩu dày đặc
- gọi HS đọc 2 câu thực
6. Ở 2 câu thực, nhà thơ nói về cuộc đời sóng gió của mình nhằm mục đích gì?
7. Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ này?
- gọi HS đọc 2 câu luận
8. Hai câu luận thể hiện ý chí của người tù như thế nào?
chủ động. Như vậy là vừa lạc quan, vừa có phần hài hước, tác giả đã biến sự tù đày thành một chuyện rất nhỏ của mình
- đối với hai câu thơ này, nhà thơ Phan Bội Châu nói về cuộc đời sóng gió và đầy bất trắc của mình. Ông bắt đầu bước vào hoạt động cách mạng từ năm 1905 đến khi bị bắt và sáng tác bài thơ này là năm 1914 tức là gần 10 năm. Mười năm lưu lạc, khi sang Nhật Bản, khi Trung Quốc, khi Thái Lan, mười năm không một mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần, Phan Bội Châu đã từng nếm trải tất cả. Thêm vào đó còn có sự săn đuổi của kẻ thù, dù ở đâu, ông cũng là đối tượng truy bắt của thực dân Pháp, nhất là khi ông đội trên đầu một cái án tử hình
- giọng điệu có phần ngậm ngùi, cảm thương, nghe như một lời tâm sự
- không có nhà thì nay làm tạm khách của nhà tù. Thực dân Pháp kết án ông là người có tội, nhưng hoạt động cách mạng cứu nước cứu đời thì đó là tội gì. Hai từ “đã” và “lại” đứng ở đầu câu góp phần làm tăng thêm sự mỉa mai và hài hước - Qua hai câu thơ ta thấy nhà thơ đã gắn liền sóng gió của cuộc đời riêng với tình cảnh chung của đất nước, của nhân dân, từ đó giúp ta cảm nhận được đầy đủ hơn tầm vóc phi thường của một người tù yêu nước và cái nỗi đau lớn lao trong tâm hồn của những bậc anh hùng
- Hai câu thơ thể hiện ý chí của người tù rất kiên định và mạnh mẽ. Dù bị giam trong tù nhưng tư tưởng kinh tế, tức là kinh bang tế thế, trị nước cứu đời vẫn cứ vững mãi qua từ “ôm chặt”. Và niềm lạc quan, nụ cười sẽ làm tan mọi sự thù oán - Quan hệ giữa hai câu luận này với hai câu thực ở trên là quan hệ đối lập. Ở hai câu trên là hoàn cảnh khó khăn, bôn ba không nhà cửa, lại bị tù đày giam hãm nơi đất khách quê người. Cái chết là cầm chắc nhưng ở hai câu luận này cho ta thấy khí phách và ý chí của nhà cách mạng