I – CÔNG DỤNG 1 Ví dụ
1. Công việc đập đá ở Côn Lôn
- công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá
- khắc họa tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động thật phi thường
- khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách, gian nan
- thế thì ở đây, nói “làm trai” là tỏ lòng kiêu hãnh của một người có chí lớn, có khát vọng hành động mãnh liệt để tự khẳng định mình. Con người như thế lại đường hoàng “đứng giữa” trời đất Côn Lôn. Đã từ lâu, cái tên Côn Lôn mới chỉ nghe nhắc đến đã là một nỗi ghê sợ hãi hùng, vì Côn Lôn là nơi lưu đày một đi không trở lại, là nơi lao động khổ sai đến mức kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, là tra tấn dã man, là bắn giết. Vì thế cho nên “đứng giữa đất Côn Lôn” là đứng giữa tất cả những điều ấy, mà đứng vững được thì đã là anh hùng rồi. “Đứng giữa đất Côn Lôn” là “đứng giữa” biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sững! Từ câu thơ đã toát lên một vẻ đẹp hùng tráng
6. Công việc đập đá ở Côn Lôn được tác giả miêu tả như thế nào? Tìm những câu thơ miêu tả công việc đập đá?
7. Vì sao kẻ thù lại chọn công việc đập đá để bắt các tù nhân làm?
8. Công việc đập đá được gợi tả qua những từ ngữ nào?
- công việc thì nặng nhọc nhưng dưới ngòi bút miêu tả của nhà thơ Phan Châu Trinh công việc đập đá lại giống như một cuộc chinh phục thiên nhiên của một dũng sĩ trong thần thoại 9. Nhà thơ đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả công việc phi thường đó?
- Lừng lẫy làm cho lở núi non, Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn
- HS tự trả lời
- Đập đá vốn là một công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Lôn lại càng cực nhọc hơn bởi điều kiện nhà tù và thiên nhiên khắc nghiệt. Kẻ thù chọn việc đập đá làm công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể, tiêu hao sức lực người tù hòng làm khuất phục ý chí của người tù - công việc đập đá được gợi tả đó là dùng tay cầm búa để đập đá (xách búa, ra tay) và phải đập đá thành hòn, thành đống (năm bảy đống, mấy trăm hòn). Công việc thì thủ công những khối lượng rất nặng và chỉ dành cho tù khổ sai mà thôi
- Tác giả đã chọn bút pháp khoa trương (nói quá) và giọng điệu pha chút tự hào để miêu tả công việc đập đá. Dưới bút pháp khoa trương và pha chút tự hào ấy, một tù, một nhà nho chân yếu tay mềm như nhà thơ Phan Châu Trinh thoắt trở thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh thật phi thường
- ngôn từ được tác giả sử dụng trong bốn câu thơ mở đầu này rất chọn lọc với những động từ và
10. Bốn câu thơ đầu này có hai lớp nghĩa, hai lớp nghĩa đó là gì?
11. Nhận xét về khẩu khí của tác giả qua bốn câu thơ mở đầu là gì?
- qua bốn câu thơ mở đầu, Phan Châu Trinh đã dựng lên một bức tượng đài người về chiến sĩ cách mạng giữa đất trời Côn Lôn, trong tư thế hiên ngang bất khuất, lẫm liệt, sừng sững giữa trời. Dẫu bị tù đày, khổ sai nhưng tâm hồn ông vẫn ngùn ngụt một ngọn lửa đấu tranh, giữa khổ ải mà vẫn nở nụ cười, ung dung đến thế là cùng
- gọi HS đọc 4 câu thơ cuối
- nếu như ở 4 câu thơ đầu là sự miêu tả kết hợp với biểu cảm thì đến 4 câu thơ cuối cùng này tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của chính mình
12. Đó là suy nghĩ nào?
13. Phân tích những hình ảnh đối lập trong hai câu thơ 5 và 6?
- khí phách vẫn rất hiên ngang, khẩu khí vẫn là khẩu khí của một người anh hùng nhưng giọng điệu của câu thơ đã chuyển sang một giọng điệu khác đó là giọng tự bộc bạch
- nếu như ta ví cả bài thơ này là một trận đánh thì 4 câu thơ đầu tiên chỉ là một hiệp đầu với những trận giao tranh ác liệt với những nhát búa giáng xuống “đập tan, đập bể, năm bảy đống, mấy trăm hòn”, kết thúc hiệp đấu thứ nhất, người chiến sĩ dừng tay lại, để có những phút suy tư. Cuộc chiến đấu còn dai dẳng “tháng ngày” triền miên. Tù ngục, nơi đày ải “Côn
tính từ rất mạnh được sử dụng liên tiếp nhau: lừng lẫy, lở núi non, xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể. Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao chiến ác liệt. Mỗi một nhịp thơ vang lên tương ứng với một nhịp búa vung lên, hạ xuống.
- lớp nghĩa thứ nhất: miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo. Lớp nghĩa thứ hai: khắc họa tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động thật phi thường
- ngang tàng, ngạo nghễ, bản lĩnh, cứng rắn, mạnh mẽ của một con người dám coi thường mọi thử thách gian nan
- nhà thơ đã bộc lộ tấm lòng sắt son của mình, không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu. - Ở hai câu 5 và 6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan, “tháng ngày, mưa nắng” chỉ những tháng ngày gian khổ mà tác giả phải chịu đựng không phải một sớm một chiều mà phải trải qua nhiều năm tháng. Những thử thách ấy đối lập với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ “thân sành sỏi” và ý chí chiến đấu của người chiến sĩ cách mạnh “dạ sắt son”