g. Người có thẩm quyền quyết định cho vay:
1.3.3. Quản lí rủi ro sau chovay tại chi nhánhHà Thành
1.3.3.1. Quản lí rủi ro trước khi cho vay tại chi nhánh Hà Thành
Khi khách hàng đến làm thủ tục vay vốn, các cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục cần thiết. Sau khi đã tiếp nhận được hồ sơ vay vốn cuả khách hàng, các cán bộ bắt đầu tiến hành việc thẩm đinh từ thẩm định tính pháp lý
cho đến thẩm định dự án bao gồm thẩm định về mặt kỹ thuật, tài chính, thị trường… và thẩm định điều kiện an toàn vốn vay. Trong quá trình thẩm định cán bộ ngân hàng sẽ tiến hành xác định, nhận diện các loại rủi ro có thế xảy ra. Từ đó phân tích và đánh giá rủi ro để đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các loại rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo tính an toàn cho dự án đồng thời cũng là đảm bảo tính an toàn trong việc cho vay vốn tại ngân hàng, đảm bảo tính hiệu quả của công tác cho vay vốn tại ngân hàng.
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
Sơ đồ 1.3: Quy trình quản lý rủi ro trước khi vay vốn tại chi nhánh Hà Thành
( Nguồn : Tác giả tổng hợp ) 1.3.3.2. Quản lí rủi ro sau khi cho vay tại chi nhánh Hà Thành
Hoạt động quản lí rủi ro sau khi cho vay tại chi nhánh bao gồm việc kiểm tra, kiểm soát dự án, hỗ trợ doanh nghiệp, thu hồi nợ, trích lập các khoản dự phòng theo quy định.
a.Hoạt động kiểm tra, giám sát dự án
Chi nhánh Hà Thành quy định cán bộ phòng quan hệ khách hàng cần phải tiến hành kiểm tra định kì và kiểm tra bất thường với tất cả các dự án đầu tư vay vốn. Kiểm tra định kì là việc đánh giá kết quả và tiến trình thực hiện dự án dựa theo lần
Tiếp nhận hồ sơ dự án Phân tích và đánh giá các rủi ro Đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra Xác định rủi ro của dự án Xác định rủi ro trong bảo đảm tiền vay Xác định các rủi ro về chủ đầu tư thẩm định tính pháp lý dự án thẩm định dự án (kĩ thuật, tài chính, thị trường...) Thẩm định điều kiện an toàn vốn vay dự án
đánh giá trước. Kiểm tra bất thường là việc cán bộ tín dụng đột xuất tình hình thực hiện dự án nếu như thấy có những dấu hiệu không thích hợp.
Quy định của chi nhánh đối với công tác kiểm tra, giám sát dự án :
- Cán bộ tín dụng luôn luôn đối chiếu và kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng xem có đúng như hồ sơ vay vốn không. Nếu phát hiện ra các dấu hiệu sai phạm, phải thông báo với giám đốc chi nhánh . Ví dụ, với các dự án xây dựng, phải kiểm tra mức đền bù giải phóng mặt bằng có đúng với chi phí đề ra trong hồ sơ dự án hay không, khi dự án đi vào xây dựng, cần kiểm tra xem công tác xây dựng có đúng với tiến độ, chất lượng đã đề ra hay không, nhất là kiểm tra giá cả của các nguyên vật liệu ( sắt, thép, xi măng… ) có đúng hay không. Với các dự án mua sắm máy móc, thiết bị, cần kiểm tra đầy đủ số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại các loại máy móc có đúng như trong hồ sơ vay vốn hay không.
- Cán bộ thẩm định luôn luôn thực hiện quản lý, đánh giá tài sản đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện dự án cho đến khi doanh nghiệp hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính với ngân hàng. Việc quản lí tài sản sau cho vay cũng hết sức quan trong, tránh cho việc TSĐB bị xuống cấp, hao mòn, bị chuyển nhượng, bị cầm cố nhiều lần cho nhiều đối tượng khác nhau. Trong suốt quá trình cho vay, cần phải luôn kiểm tra trính pháp lí và giá trị của TSĐB. Nếu giá trị của TSĐB giảm xuống, cần yêu cầu bổ sung TSĐB hoặc giảm mức vay. Nếu giá trị của TSĐB tăng thêm mà khách hàng không có ý kiến gì thì không cần xem xét.
- Cán bộ thẩm định luôn kiểm tra, đánh giá lại năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự của khách hàng. Công tác này nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn. Lúc vay vôn, khách hàng cần phải đảm bảo về năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự và điều này cũng có thể thay đổi trong suốt quá trình vay vốn. Có những lí do khách quan, rủi ro bất ngờ xẩy đến khiến khách hàng mất đi năng lực pháp luật, dân sự của mình, trong trường hợp này, cán bộ cần báo cáo lên giám đốc chi nhánh để có những biện pháp xử lí thích hợp.
b. Phân loại nợ và trích lập dự phòng.
Việc phân loại nợ tại chi nhánh tuân theo quyết định Số: 493/2005/QĐ-NHNN:
Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Bảng 1. 11: Số tiền trích quỹ lập dự phòng rủi ro của chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2010 2011 2012
Số tiền trích lập dự phòng ( tỷ
đồng ) 23,2 24,6 35,0
( Nguồn : Tác giả tổng hợp tại chi nhánh Hà Thành )
c. Quản lí rủi ro trong giai đoạn khai thác và hỗ trợ khách hàng trong thu hồi nợ. - Cán bộ quản lí rủi ro cần phải nắm bắt tình hình hoạt động của dự án, yêu cầu báo cáo định kì và tiến hành kiểm tra kết quả hoạt động của dự án theo quy định
- Kịp thời cập nhật những thay đổi về cơ chế, chính sách, pháp luật và tư vấn cho chủ đầu tư về những thay đổi đó để điều chỉnh một cách hợp lí
- Xem xét báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của dự án và có ý kiến đóng góp cho chủ đầu tư về QLRR để góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của dự án.
- Hỗ trợ khách hàng thu hồi các khoản thu, cơ cấu lại các khoản nợ, thực hiện dãn nợ, hỗ trợ miễn giảm lãi suất trong các trường hợp cần thiết.
- Các dự án nợ xấu khó thu hồi cần phải giám sát chặt chẽ và báo cáo tới giám đốc chi nhánh, đồng thời liên hệ với các công ty mua bán nợ và các cơ quan pháp luật có thẩm quyền để giải quyết.
1.4. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong huy động vốn và cho vaydự án đầu tư tại chi nhánh Hà Thành