g. Người có thẩm quyền quyết định cho vay:
1.4.1. Những kết quả đạt được
1.4.1.1. Những kết quả đạt được trong huy động vốn để cho vay các dự án đầu tư. a. Quy mô vốn huy động cho vay các dự án đầu tư tăng dần qua các năm
Trong thời gian vừa qua, số liệu phân tích từ các báo cáo kinh doanh của chi nhánh cho thấy cả khối lượng tổng vốn huy động và các nguồn vốn có thể dùng cho vay dự án đầu tư đều tăng đều đặn qua cac năm. ( số liệu bảng 1.2 và 1.3 ) Điều đó chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt được những hiệu quả nhất định, tạo lập được uy tín với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Huy động vốn có hiệu
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
quả là điều kiện cần để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển trong tình hình kinh tế phức tạp hiện nay
b. Các phương thức huy động vốn cho vay các dự án đầu tư được dần dần đa dạng hóa
Trong thời điểm hiện nay, chi nhánh Hà Thành gần như đã vận dụng tất cả các phương thức huy động vốn mà Ngân hàng có thể tiếp cận được. Đó là những phương thức truyền thống như : Huy động tiền gửi dân cư, trung hạn và dài hạn với các mức lãi suất và chương trình tiết kiệm khác nhau, lấy một phần vốn vay từ những nguồn vốn ngắn hạn có tính ổn định cao theo quy đinh; đến những phương thức gần đây mới được áp dụng : vốn vay ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước; nguồn vốn từ các giây tờ có giá trị, trái phiếu Techcombank 10 năm…
c. Việc thu hút tiền gửi trung và dài hạn được vận dụng theo nhiều phương thức linh hoạt
- Mở rộng một cách linh hoạt hơn các hình thức huy động tiền gửi : Để thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa, chi nhánh nên mở rộng các hình thức huy động tiền gửi : tiền gửi tiết kiệm bậc thang, gửi thời gian càng nhiều càng có lãi suất cao, tiền gửi có thể rút gốc linh hoạt với lãi suất ưu đãi. Thực tế, cho đến thời điểm năm 2013, chi nhánh đã thực hiện rất nhiều hình thức tiết kiệm mới như : tiết kiệm phát lộc ( lãi suất vượt trội song không được rút trước gốc và lãi trước kì hạn ), tiết kiệm trả lãi trước ( nhận ngay lãi tại thời điểm gửi tiết kiệm ), tiết kiệm tích lũy tài tâm ( được tặng bảo hiểm nhân thọ miễn phí ), tiết kiệm Online ( thực hiện qua hệ thống điện tử 24 /7, không cần đến ngân hàng ), tiết kiệm Super kid ( Dành cho đối tượng trẻ em từ 0 đến 15 tuổi có người bảo hộ, có thể tất toán trước hạn ), tiết kiệm An lộc ( tặng gói bảo hiểm sức khỏe miễn phí ).
1.4.1.2. Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay các dự án đầu tư.
a. Cho vay dự án đầu tư đã tác động tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh tại các địa phương nơi triển khai dự án đầu tư được đẩy mạnh.
khả thi và đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương triển khai dự án; không chỉ các doanh nghiệp được vay vốn có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng hoặc duy trì hoạt động trong thời điểm kinh tế khó khăn mà còn thúc đẩy tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương được triển khai dự án. Điều này được giải thích thông qua quá trình xây dựng và vận hành của dự án đầu tư. Trong quá trình và vận hành dự án đầu tư, luôn luôn cần có lao động và nguồn nguyên liệu, vật liệu, điều này giúp tạo công ăn việc làm và cơ hội kinh doanh cho các cá nhân và doanh nghiệp khác, nhất là doanh địa phương triển khai dự án đầu tư. Bên cạnh đó, khoản thuế mà dự án đem lại là một nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa phương, giúp địa phương có nguồn vốn để thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng của mình
b. Dư nợ cho vay DAĐT liên tục tăng trưởng qua các năm
Nếu như tại thời điểm cuối năm 2005, dư nợ DAĐT của NHTMCPKTVN - CNHT chỉ là 1.660 tỷ đồng thì đến thời điểm cuối năm 2010, dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh đạt 3.387 tỷ đồng (tăng 1.727 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 104%) và đến thời điểm 30/06/2011, dư nợ cho vay DAĐT là 3.908 tỷ đồng, tăng 521 tỷ đồng so với đầu năm.
Mặc dù dư nợ cho vay trung dài hạn (bao gồm cả cho vay DAĐT) thường xuyên phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố như khả năng nguồn vốn, chính sách tín dụng của trụ sở chính, lãi suất vay chính sách của Nhà nước đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư nhưng CNHT với những định hướng đúng đắn, sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ viên chi nhánh trong từng mặt nghiệp vụ cùng với sự tin tưởng của khách hàng, dư nợ cho vay DAĐT của chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt qua các năm (ngoại 2008, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khănác doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất quả rất đáng khích kệ của Chi nhánh trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay DAĐT nói riêng.
c. Nợ quá hạn trong cho vay DAĐT có xu hướng giảm cả về mặt tuyệt đối và tương đối
Tại thời điểm cuối năm 2005, nợ quá hạn trong cho vay DAĐT của
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
NHTMCPKTVN - CNHT là 43,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,91% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, đến thời điểm 30/06/2011, mặc dù dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh đã tăng lên rất nhiều, đạt 3.908 tỷ đồng (tỷ đồng so với thời điểm 31/05/2011, tương ứng với mức tăng 135%) nhưng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT của chi nhánh lại sụt giảm rất nhiều, chỉ còn (giảm 27,8 tỷ đồng so với thời điểm
31/12/2005, tương ứng với mức giảm 64%), từ đó tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Chi nhánh cũng có sự sụt giảm rất nhiều (tại thời điểm 30/06/2011 tỷ trọng này chỉ còn 0,13%). CNHT Tất cả những kết quả đó cho thấy chất lượng cho vay DAĐT của Chi nhánh ngày càng được động cho vay DAĐT của chi nhánh ngày càng được qua ngân, thu nợ, giám sát và quản lý vốn vay.
d. Chất lượng thẩm định DAĐT ngày càng được nâng cao
Thẩm định khách hàng, DAĐT là khâu quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến việc ngân hàng đồng ý hay không đồng ý tài trợ vốn cho dự án. Chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cho vay của ngân hàng nói chung và chất lượng cho vay DAĐT nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT nên trong nhữn nqua, công tác thẩm định luôn được NHTMCPKTVN - CNHT quan tâm, chú trọng. n cạnh việc chấp hành đúng các quy định của ngành, của NHTMCPKTVN về các điều kiện vay vốn, hạn mức cho vay; thực hiện thẩm định theo đúng các q trình, quy chế, các chỉ đạo tín dụng của NHTMCPKTVN, NHTMCPKTVN - CNHTcòn thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng của Chi nhánh.
Ngoài ra, để chuyên môn hóa trong công tác thẩm định, NHTMCPKTVN - CNHT đã thành lập nên Phòng Thẩm định với nhiệm vụ chính là thẩm định tất cả các khách hàng mới và các DAĐT của khách hàng. Việc này đã phát huy hiệu quả rất tốt, giúp cho Chi nhánh rất nhiều trong việc sàng lọc khách hàng để thiết lập quan hệ tín dụng và tài trợ vốn cho các dự án thật sự hiệu quả.
Những rủi ro tín dụng trong cho vay DAĐT phát sinh từ những sai sót trong công tác thẩm định CNHT ngày, qua đó cũng cho thấy được chất lượng thẩm định khách
hàng, thẩm định DAĐT của Chi nhánh ngày càng được nâng cao.
e. Đã xây dựng được chính sách đối với các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư
Dựa trên những chính sách trên địa bàn, NHTMCPKTVN - CNHTđã xây dựng được cho riêng mình một chính sách tín dụng phù hợp
Điều này đã giúp cho Chi nhánh rất nhiều trong hoạt động cho vay, tập trung tăng trưởng dư nợ vào những lĩnh vực đang trong giai đoạn phát triển và có khả năng phát triển trong tương lại, đồng thời sẽ giảm dần dư nợ đối với những lĩnh vực có nhiều rào cản, khó cạnh tranh hoặc hiệu quả đầu tư và lợi nhuận thấp. Điển hình như trong giai đoạn 2005 2007, vốn đầu tư của Chi nhánh đã tập trung mạnh vào các ngành dệt may, chế biến gỗ xuất khẩu, ngành điện, xi măng, ực bất động sản (như Khu Công nghiệp, Cao ốc văn phòng,…). CNHT Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nên đối với lĩnh vực dệt may, chế biến vẫn duy trì tài trợ vốn nhưng không ưu tiên nguồn vốn trung dài hạn, mà chỉ ưu tiên vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của DN, CNHT còn đối với ngành điện, xi măng thì do nhiều yếu tố như thời gian thu hồi vốn lâu, suất đầu tư lớn, thị trường không có tính tranh (ngành điện) hoặc bảo hòa (như xi măng) nên không ưu tiên vốn đối với lĩnh vực này. Riêng đối với ngành bất động sản, do hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, nên chi nhánh đang có xu hướng giảm dần hoạt động cấp tín dụng vào ngành này.
Việc xây dựng được chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế, xu hướng phát triển không chỉ giúp cho hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng được mở rộng mà còn giúp cho chất lượng cho vay của chi nhánh nói chung và chất lượng cho vay DAĐT ngày càng được nâng cao.
f. Tạo được uy tín, niềm tin và trở thành người bạn thân thiết của khách hàng
Ngân hàng không tồn tại nếu thiếu khách hàng. Uy tín, niềm tin và sự yêu mến của khách hàng luôn là một tài sản đáng giá của mỗi ngân hàng. Do đó, bất kỳ ngân hàng nào cũng muốn tạo được niềm tin và uy tín với àng, đây là một trong những yêu cầu hàng đầu hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. CNHT Chỉ có tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng thì các ngân hàng mới có thể đứng vững được trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Tuy nhiên, để tạo được uy tín và niềm tin đối i khách hàng thật sự là điều không dễ dàng và cần có một khoảng thời
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
gian tương đối dài.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Chi nhánh CNHT đã tham gia tài trợ cho nhiều dự án lớn thuộc nhiều ngành trọng điểm của cả nước góp phần mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế, đồng thời giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
1.4.2.Những hạn chế trong hoạt động huy động vốn và cho vay các dự án đầu tư tại chi nhánh Hà Thành.
1.4.2.1. Những hạn chế trong hoạt động huy động vốn để cho vay các dự án đầu tư. a. Tỉ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong nguồn vốn cho vay các dự án đầu tư vẫn ở mức khá cao
Các khoản vay dành cho đầu tư dự án cần phải được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn trung và dài hạn (bao gồm nguồn vốn có thời hạn từ một năm trở lên và các nguồn vốn có thời hạn dưới một năm nhưng có tính ổn định cao trong thời gian dài), tuy nhiên trong những năm vừa qua, nguồn vốn cho vay DAĐT của chi nhánh Hà Thành lại có một phần không nhỏ lấy từ nguồn vốn ngắn hạn có tính ổn định cao, chiếm khoảng 6 -7 %. Tuy tỷ lệ này vẫn nằm trong quy định nhưng cũng sẽ gây ra nhiều bất lợi cho NHTMCPKTVN - CNHT trong việc mở rộng hoạt động cho vay DAĐT nói riêng và hoạt động cho vay trung dài hạn nói chung của chi nhánh, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của chi nhánh trong trường hợp thị trường có nhiều biến động phức tạp làm khách hàng ồ ạt rút tiền trong khi các khoản vay của chi nhánh thì lại chưa đến hạn thu hồi nợ.
b. Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn cho vay các dự án đầu tư ngày một giảm
Đây là một tồn tại khá lớn trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh từ nhiều năm qua và gây ảnh không nhỏ tới công việc của cán bộ chi nhánh. Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn năm 2010 là %, năm 2011 giảm xuống còn 38,77% và năm 2012 là 30,46%. Chi nhánh dang tích cực dùng các biện pháp nghiệp vụ thích hợp để khắc phục hạn chế này.
c. Nhiều phương thức huy động vốn cho vay các dự án đầu tư tiềm năng chưa được quan tâm đúng mứ
Các phương thức huy động vốn của chi nhánh khá đa dạng, trong đó có nhiều phương thức tiềm năng lớn như : cho vay ủy thác của Chính phủ và các tổ chức nước ngoài, huy động vốn từ các giấy tờ có giá, trái phiếu Techcombank 10 năm… song chưa được quan tâm đg mức và tỷ trọng của thức này trong tổng cơ cấu nguồn vốn vẫn còn quá thấp, chỉ chiếm 3 -5%, chưa đáp ứng được kì vọng. Trong những năm sắp tới, nếu như chi nhánh quan tâm và làm tốt các công tác này hơn nữa thì đây sẽ là một nguồn bổ sung đáng kể cho nguồn vốn cho vay các dự án đầu tư đang thiếu hụt của chi nhánh.
1.4.2.2. Những hạn chế trong hoạt động cho vay các dự án đầu tư.
a.. Một số quy định cho vay của NHTMCPKTVN đôi khi còn quá chặt chẽ
Hiện nay, NHTMCPKTVN đã ban hành đầy đủ các quy trình, quy định làm cơ sở cho các chi nhánh thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống. Các quy trình, quy định này được ban hành với mục đích giúp cho hoạt động của NHTMCPKTVN phát triển ngày một ổn định, an toàn quả, nhất là trong hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, ực tế cho thấy, có một số quy định khi áp dụng lại làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các chi nhánh trong hệ thống NHTMCPKTVN (trong đó có NHTMCPKTVN – CN HT) so với các NHTM khác trên địa bàn. Điển hình như: + Trong quy định 222/QĐHĐQTNHTMCPKTVN35 ban hành ngày 26/12/2010 ban hành ngày 27/05/2010 thì mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu bằng mức vốn đầu tư sau khi trừ đi phần vốn lưu động của dự án (trường hợp thời hạn cho vay đến 3 năm), tối thiểu bằng 45% tổng mức vốn đầu tư sau khi trừ đi phần vốn lưu động của n (trường hợp thời hạn cho vay từ 3 đến 5 năm) và tối thiểu bằng 50% tổng vốn đầu tư sau khi trừ đi phần vốn lưu động của dự án (trường hợp thời hạn cho vay trên 5 năm).
+ Trong quy định về bảo vay thì đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, Chi nhánh không được nhận các quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai để
Lớp : Kinh tế đầu tư 51
làm tài sản bảo đảm tiền vay đồng thời việc định giá cho vay đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất cũng rất khắt khe. Chi nhánh CNHT chỉ được định giá tối đa 70% giá trị trường và mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản bảo đảm đã được xác định, như vậy đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, khách hàng chỉ được vay tối đa 49% giá trị thị trường của tài sản.
Những điều này cũng được xem là hạn chế của NHTMCPKTVN - CNHTtrong công tác cho vay DAĐT do rất khó cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.
b. Chỉ có quy trình cho vay DAĐT chung, chưa có quy trình cụ thể cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư
Từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư đều có những nét đặc trưng, đặc thù riêng dẫn đến mức độ rủi ro và các dấu hiệu rủi ro của từng ngành nghề cũng khác nhau. Vì thế nếu áp dụng một quy trình cho vay DAĐT chung cho tất cả các ngành nghề và lĩnh vực đầu tư thì sẽ khó đế có thể phát hiện và đánh giá chính xác mức độ rủi ro của từng dự án. CNHT
Ngày18/12/2006, NHTMCPKTVN đã ban hành quy trình cho vay DAĐT mã số QT.05.01), tuy nhiên đây lại là quy trình cho vay DAĐT chung cho tất cả các ngành nghề và đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết cho từng