C. PHÂN CấP QUảN Lí
2. quản lý giảng viên
Việc quản lí giảng viên phải dựa trên nhiệm vụ, quyền hạn đã đ−ợc qui định. Điều 63 và 64 của Luật giáo dục qui định 5 nhiệm vụ và 5 quyền hạn của nhà giáo. Điều 46 điều lệ tr−ờng đại học vận dụng và qui định 6 nhiệm vụ cho giảng viên, có thể tóm tắt nh− sau:
- Giảng dạy theo giờ chuẩn, viết tài liệu học tập theo sự phân công. - Tham gia nghiên cứu khoa học
- Tự bồi d−ỡng v−ơn lên.
- Chịu sự giám sát của các cấp quản lý. - Giúp đỡ học sinh.
Các nhiệm vụ đó đ−ợc qui ra giờ chuẩn trong quyết định 1712/QĐ-BĐH về chế độ làm việc của CBGD đại học từ năm 1978 nh− sau:
-Giảng dạy: GS: 290-310 giờ PGS 270-290 GV 260-280 Trợ lý 200-220 Tập sự 90-110
-Nghiên cứu khoa học: GS: 500 giờ PGS 450
GV 350 Trợ lý 200
-Tự bồi d−ỡng: GS: 200 giờ PGS 250 GV 350 Trợ lý 500
Ngoài ra là giờ cho các hoạt động khác nh− lao động nghĩa vụ (96 giờ), luyện tập quân sự (120 giờ).
Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay việc quản lý, đánh giá giảng viên các tr−ờng mới chủ yếu dựa trên giờ giảng chuẩn (để bình bầu lao động giỏi). Nhiệm vụ NCKH hầu nh− ch−a đ−ợc đánh giá một cách đúng mức. Một mặt do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, điều kiện trang thiết bị NCKH thiếu thốn, kinh phí NC hạn hẹp cho nên chỉ có một số CBGD tham gia NCKH(< 50 %). Mặt khác do tính chất môn học nên nhiều bộ môn, đơn vị trong tr−ờng không có đề tài ( TDTT, Quân sự, Mác-Lê,...). Thực ra, qui chế này đã đ−ợc ban hành > 25 năm, do đó, cũng nên xem xét lại.
2.1. Quản lý hoạt động chuyên môn
- L−ợng hoá nội dung công việc : Nh− trên đã trình bày, hiện nay, việc quản
lý hoạt động chuyên môn của giảng viên mới chủ yếu dựa vào định mức giờ giảng. Việc quản lý CBGD có đặc tr−ng riêng, không cần quản lý theo giờ hành chính. Để nâng cao hiệu quả quản lý trên cơ sở tăng c−ờng tính chủ động, sáng tạo của đội
ngũ CBGD, nhà tr−ờng nên đ−a ra các định mức công việc cụ thể cho từng giai đoạn, đặc biệt là với 2 nhiệm vụ trọng tâm là giảng dạy và NCKH. Thí dụ:
- Cán bộ giảng dạy mới ra tr−ờng, sau 2 năm đ−ợc tuyển dụng phải nắm đ−ợc toàn bộ nội dung của môn học, phải h−ớng dẫn đ−ợc sinh viên làm thực tập, phải sử dụng tốt 1 ngoại ngữ để đọc sách chuyên môn, phải tập làm quen với công tác Nghiên cứu khoa học,...
- Sau 5 năm phải h−ớng dẫn 2-3 khoá luận tốt nghiệp, phải có học vị thạc sĩ, phải có ít nhất 2 bài báo khoa học đăng trên tạp chí ngành, phải tham khảo đ−ợc tài liệu chuyên môn bằng 2 thứ tiếng,...
- Sau 10 năm phải h−ớng dẫn công trình tốt nghiệp sau đại học, phải có học vị tiến sĩ,....
Để đảm bảo chất l−ợng của đội ngũ, sau từng quãng thời gian phải có kiểm tra, đánh giá. Nếu không đạt đ−ợc mốc phấn đấu đã qui định thì cần xem xét lại t− cách làm Cán bộ giảng dạy và có đào thải. Có nh− vậy, chúng ta mới lựa chọn đ−ợc những Cán bộ giảng dạy có năng lực và tâm huyết với nghề.
- Xác định rõ chức danh cho Cán bộ giảng dạy: Nên khôi phục lại chế độ trợ
giảng nh− tr−ớc đây để Cán bộ giảng dạy mới ra tr−ờng có thời gian tự đào tạo, rèn luyện tay nghề. Hiện nay Cán bộ giảng dạy mới ra tr−ờng đã phải đảm nhận ngay khối l−ợng giờ giảng quá lớn, vừa không có thời gian tự học, vừa không đảm bảo chất l−ợng giờ giảng.
2.2. Quản lý kế hoạch và ph−ơng pháp giảng dạy:
Trách nhiệm quản lý kế hoạch và ph−ơng pháp giảng dạy của giảng viên chủ yếu thuộc về bộ môn. Tuy nhiên để bộ môn có cơ sở thực hiện và để đảm bảo sự đồng bộ cần có chủ tr−ơng chung của nhà tr−ờng. Tr−ớc đây đã có thời kỳ chúng ta làm tốt công tác này, nh−ng những năm gần đây có chiều h−ớng sao nhãng dẫn đến tình trạng thầy giảng gì cho sinh viên trên giảng đ−ờng không ai biết. Một số việc nên làm là:
- Dựa trên qui hoạch của tr−ờng, bộ môn cần có qui hoạch dài hạn đào tạo bồi d−ỡng đội ngũ Cán bộ giảng dạy.
- Bộ môn cần giao kế họach giảng dạy cả năm cho Cán bộ giảng dạy ngay đầu năm học để họ chủ động bố trí thời gian . Kế hoạch giảng dạy tổng thể của bộ môn nên thông báo trên mạng nội bộ (bài giảng, ng−ời giảng, ngày giảng, giờ giảng, giảng đ−ờng, đối t−ợng dạy-học,...) để cả thầy và trò cùng biết.
- Cán bộ giảng dạy cần thông qua kế hoạch bài dạy-học tr−ớc bộ môn để bộ môn góp ý về nội dung, ph−ơng pháp giảng dạy, đặc biệt là với cán bộ mới tham
gia giảng dạy. Kế hoạch bài dạy-học chính là công cụ để bộ môn quản lý hoạt động day-học của Cán bộ giảng dạy và việc thông qua bài giảng cũng là một hình thức đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, một hoạt động chuyên môn học thuật của bộ môn. - Bộ môn, nhà tr−ờng tổ chức dự giờ, bình giảng để giám sát hoạt động giảng dạy của Cán bộ giảng dạy, bồi d−ỡng, thúc đẩy Cán bộ giảng dạy, thu thập thông tin phản hồi từ ng−ời học để giúp cho Cán bộ giảng dạy tự hoàn thiện mình. Để việc đánh giá đ−ợc khách quan, thống nhất, nhà tr−ờng cần xây dựng bảng kiểm đánh giá giờ lên lớp lý thuyết, giờ h−ớng dẫn thực tập, giờ semina và thông báo cho Cán bộ giảng dạy.
- Tổ chức bình bầu danh hiệu thi đua hàng năm để thúc đẩy, động viên cán bộ giảng dạy v−ơn lên. Việc đánh giá giáo viên dạy giỏi cần tham khảo ý kiến phản hồi từ sinh viên, vì họ là ng−ời trực tiếp nghe giảng và có ý kiến t−ơng đối khách quan.